Ngay cả khi chỉ số IQ của Einstein là khoảng 200-300 thì tố chất kinh
doanh mà ông thể hiện - những ý tưởng khoa học vốn là “nguyên vật liệu”
cho ra đời thuyết tương đối, chắc chắn phải là một quyền năng phi thường.
Riêng khái niệm về thiên tài, đó là những người có trí thông minh bẩm sinh
vượt trội hơn những người khác, chúng ta không thể giải thích được giá trị
vô cùng to lớn trong các thành quả do một thiên tài tạo ra. Sự giải thích phải
được tìm trong tác dụng của đòn bẩy. Thiên tài, bất kể trong lĩnh vực khoa
học hay kinh doanh, đều cần được phát hiện và khai thác các gen kinh
doanh mạnh mẽ. Những khác biệt trong trí tuệ góp phần làm cho tài sản của
họ nhân lên gấp bội.
Tranh thủ nhân tài như thế nào
1. Những gợi ý thiết thực từ qui luật “Con người tạo ra của cải”
Tuyển được một nhân tài hẳn là phải tốt hơn tuyển một người vụn vặt
làm việc. Trong ví dụ mà tôi đã đề cập bên trên, những người có năng lực
trội hơn những đồng nghiệp khác 50% sẽ được trả 70% hoặc hơn. Cũng như
trong tính toán mà chúng ta đã thực hiện, nhân tài được giả thiết rằng sẽ tạo
ra giá trị gấp 15 lần những người khác.
Giả sử một người bình thường trị giá 50 đơn vị và một nhân tài trị giá
85 đơn vị (hơn 70%).
Giá trị tính được cho một người bình thường = 80/50 = 1,6
Giá trị tính được cho một người tài năng = 1200/70 = 17,1; nghĩa là hơn 10
lần giá trị cho một người bình thường.
Tài năng chỉ chuyển hóa thành khả năng tạo ra của cải khi chúng ta áp
dụng được các gen kinh doanh mạnh mẽ. Trong một chừng mực nào đó,
chính những tài năng mới sẽ đưa đến quá trình này. Nhưng nhìn chung, các
tài năng trẻ chỉ là một sự kế thừa từ các gen kinh doanh, quá trình khai thác
họ để tạo ra giá trị đã sớm được thực hiện bởi những thế hệ nhân tài trước
đây - và nó đã được kết tinh lại trong từng lĩnh vực công nghệ cụ thể, trong
các tập đoàn hay các nhóm cùng làm việc.
Điều này lý giải vì sao ngay từ ban đầu tài năng không phải là yêu cầu bắt