Có phải thế không? Có cách nào khác để diễn dịch những gì đang xảy
ra?
Cá nhân: sức mạnh huyền bí vô hình đằng sau sự
phát triển
Hãy xem nền kinh tế phát triển như thế nào. Có phải nó phát triển nhờ
những công ty lớn diễu hành tiến lên phía trước, hay nhờ những công ty
nhỏ vươn lên từ con số 0 để trở thành những công ty lớn? Câu trả lời là rõ
ràng. Nghiên cứu của Hewlett-Packard và Ủy ban Chiến lược Tập đoàn cho
thấy khi các công ty bước vào danh sách Fortune 50 – danh sách 50 tập
đoàn lớn nhất nước Mỹ – tốc độ phát triển của họ chậm lại từ 9-29% một
năm cho đến 3-4%. Xét về dài hạn, 91% số công ty đủ lớn để bước vào
danh sách Fortune 50 sau đó đều chậm lại và không bao giờ có thể phát
triển một cách đáng kể nữa bất chấp mọi nỗ lực. Sáp nhập chính là bằng
chứng cho thấy những doanh nghiệp lớn không có khả năng phát triển, chứ
không phải ngược lại: Các công ty khổng lồ phải tăng doanh thu bằng cách
sáp nhập bởi vì họ không thể tự phát triển hơn được.
Nền kinh tế phát triển vì những công ty nhỏ phát triển. Đằng sau sự
thành công của mỗi công ty nhỏ chính là cá nhân hay những nhóm cá nhân.
Cá nhân chính là trung tâm sự phát triển của các công ty nhỏ. Nhưng hơn
thế nữa: Ngày nay, cá nhân thường cũng là trung tâm sự phát triển của
những công ty lớn.
Microsoft, một công ty mà 30 năm trước chưa từng tồn tại, là một ví dụ.
Hai mươi năm trước đây, giá trị của công ty này hầu như chỉ là con số 0 so
với ngày nay, 286 tỷ đôla. Liệu Microsoft là bằng chứng cho quyền bá chủ
tập đoàn hay cho sức mạnh của cá nhân?
Microsoft trông như một siêu tập đoàn. Công ty này nổi tiếng trên thị
trường chứng khoán và suốt một thời gian dài, đó là công ty giá trị nhất trên
toàn thế giới. Nhưng đó không phải là một tập đoàn lớn điển hình của thế
kỷ XX. Tại Microsoft, không hề có sự chia sẻ quyền sở hữu kiểm soát, dấu
hiệu của chủ nghĩa tư bản quản trị. Chủ tịch công ty này, Bill Gates, sở hữu
12,3%, các giám đốc khác sở hữu 5%, và các nhân viên của họ sở hữu hơn