Thường nhà khảo cổ học phải vượt qua hàng trăm năm để trở về cái ngày
mà những cư dân của căn nhà này bỏ nhà ra đi.
Đôi khi nhà khảo cổ học chỉ còn tìm được những bức tường đổ nát và đôi
ba dấu vết của nền ngôi nhà rất. Ở đây mỗi mảnh chai lọ là một khám phá,
mỗi một mẩu giấy là một thắng lợi.
Có những căn nhà bỏ hoang cổ nhất thế giới, mà lịch sử thì rất phong
phú. Đó là những hang đá, nơi ở của con người cách đây có tới năm vạn năm!
May mắn là vách núi vững chắc nên các hang đá này không dễ hư hỏng, đổ
nát như những ngôi nhà do bàn tay con người xây dụng.
Đây là một trong những hang đá nói trên. Nó đã nhiều lần đổi chủ.
Trước hết, nước mạch ngầm đã tràn vào hang mang theo những khối đất
sét, cát, sỏi...
Rồi nước rút đi, và người đến ở. Chứng cớ là người ta đã tìm thấy những
mũi nhọn thô sơ bằng đá lửa ở lớp đất sét nằm sâu bên dưới: đó chính là
những dụng cụ của người thời xưa dùng để chặt, xẻ thịt các con vật, lọc
xương lấy thịt, sau đó đập vỡ xương để hút tủy. Như vậy là người thời ấy đã
biết đi săn.
Năm tháng trôi qua và con người đã rời hang, nhường chỗ cho những
người chủ mới. Trên vách hang đá có nhiều chỗ mòn đi như bị mài nhẵn. Đó
chính là dấu vết của giống gấu ở hang, khi nó cọ xát thân hình lông lá vào