Nhưng chúng ta còn phải tiếp tục những cuộc tìm kiếm.
Thường thường, công việc đào bới được tiến hành từ trên xuống dưới:
trước hết người ta lật những lớp đất bên trên lên, sau đó đào sâu dần xuống
những lớp bên dưới để đi ngược trở lại những thời kỳ đã qua của lịch sử. Có
thể nói là nhà khảo cổ đọc một cuốn sách, nhưng là đọc ngược từ phần kết
thúc lên trên. Còn ở đây thì chúng ta đã xây dựng câu chuyện kể này một
cách khác hẳn. Chúng ta đã bắt đầu từ những lớp ở sâu nhất, đi từ chương
đầu tiên của cuốn sử của cái hang đã. Và bây giờ thì ta đi ngược dần lên các
thời đại, và ngày càng nhích đến gần thời đại ngày nay của chúng ta.
Vậy cái gì đã tiếp tục diễn ra trong cái hang đá đó?
Phân tích kỹ các lớp đất trong hang, ta biết rằng loài người đã rời bỏ hang
rồi lại trở về ở hang nhiều lần. Khi người rời hang đi thì các giống gấu và chó
ngao đến ở. Có khi hang bị đất bụi và bùn lấp kín gần hết. Những mảnh đá
rơi xuống từ trên. Bao nhiêu năm qua đi và khi những lớp người khác lại đến
ở hang này thì họ chẳng còn thấy dấu vết kẻ đã sống ở hang trước kia nữa.
Hàng thế kỷ lại trôi qua... Con người đã rời bỏ hẳn những nơi trú ẩn thiên
nhiên và làm lấy nhà ngay giữa trời để ở. Hang đá trở nên hoang vắng. Họa
hoằn lắm mới có những người du mục hay khách bộ hành ghé vào hang để
tránh cơn dông trong chốc lát mà thôi...
Và đây, chương kết luận, cũng là chương cuối cùng cuốn sách viết về lịch
sử cái hang đã bắt đầu. Một lần nữa con người lại kéo đến, nhưng không phải
đến đó để sinh sống mà là để biết xem người xưa đã có một thời sống ở đó
như thế nào.
Họ đào bới lần lượt các lớp đất trong hang và đọc được suốt cuốn lịch sử
loài người từ đầu đến cuối.
So sánh các công cụ khác nhau họ thấy rõ rằng sự khéo léo và kinh
nghiệm của loài người đã tiến bộ không ngừng từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Công cụ của con người không phải là bất di bất dịch, mà luôn luôn được
cải tiến. Cái rìu đẽo hai mặt thô sơ trước kia đã nhường chỗ cho những dụng