tối và khói um. Người ta thắp đuốc quết nhựa cây hay đốt đèn dầu làm việc.
Ngày nay chúng ta chống hầm cẩn thận để khỏi xảy tai nạn. Thời xưa người
ta chưa biết chống hầm, nên nhiều khi hầm sập, chôn vùi cả những người thợ
mỏ. Trong những hầm mỏ đá rắn, đôi khi ta còn tìm thấy những bộ xương thợ
bên cạnh những công cụ là những cái búa chim bằng sừng hươu.
Tại một địa điểm, dưới hầm lò đã tìm thấy hai bộ xương: một người lớn,
một trẻ con. Rõ ràng là cha đã mang con theo đến nơi làm việc và cả hai cha
con đều không về nhà.
Càng ngày đá rắn càng khan hiếm. Cần phải tìm ra một nguyên liệu khác
thay thế cho đá.
Trong lúc lúng túng vì thiếu nguyên liệu, người thời xưa chú ý đến đồng
tìm thấy trong thiên nhiên, và tự hỏi: “Thứ đá xanh xám kia là cái gì thế này?
Có dùng làm gì được không?”.
Người ta đi nhặt những khối đồng nguyên chất đó và lấy búa rèn, vì họ
tưởng đó cũng là một thứ dá, phải lấy búa đập như đập đá. Nhờ có búa đập
mà đồng trở nên cứng hơn và thay đổi hình dạng. Song phải biết đập. Do đập
mạnh nên đồng bị dát mỏng và vỡ ra từng mảnh như dá.
Thoạt đầu, người ta đã dùng búa để gò đồng như vậy, chứ chưa biết dùng
lửa nóng để nung cho đồng chảy ra.
Nhưng về sau vì tình cờ khi dùng búa nện đồng, những mảnh đồng vụn
bắn vào đống lửa bên cạnh; hoặc là có khi người ta tò mò cố ý vứt đồng vào
lửa nung như nung đồ nặn bằng đất sét vậy. Khi cả đống củi cháy trụi thành
tro, thấy còn trơ ra đồng đã chảy và rắn lại thành cục, người thời xưa kinh
ngạc, cho rằng “thần lửa” đã biến thứ đá xám thành thứ đồng đỏ ối.
Người ta lấy búa đập khối đồng cục thành những mảnh nhỏ, rèn thành
lưỡi rìu, lưỡi cuốc và lưỡi dao.
Thế là con người đã khám phá ra trong thiên nhiên một nguyên liệu mới,
một thứ kim khí sáng bóng, gõ vào kêu thành tiếng ngân. Do ném quặng vào
lửa, người ta đã lấy ra được đồng.