đảo, từ Úc châu sang Á châu, rồi từ Á châu sang châu Mỹ.
Thận trọng đi bộ trên các ngọn núi, bước qua các ngọn núi lửa nóng bỏng
và các thung lũng hẹp lạnh giá, anh sưu tầm cây cỏ và các thứ khoáng sản, đi
thăm các đền đài, hang động, nghiên cứu đất đai và các vật thể sống ở các
vùng.
Nhà sử học muốn biết rõ quá khứ của loài người, cũng cần xỏ chân vào
đôi hài ngàn dặm đó. Trong cuốn sách này, chúng ta bước qua các biển rộng
để đi từ lục địa này sang lục địa khác, và nhảy qua hàng ngàn năm để đi từ
thời đại này sang thời đại khác.
Một lần khác chúng ta bị choáng váng vì sự mênh mông của không gian
và thời gian. Nhưng chúng ta cứ đi mà không dừng lại.
Trên con đường dài đó, chúng ta không thể nào dừng lâu ở từng thời kỳ
để đi sâu vào từng chi tiết như những kẻ đi đôi giày bình thường có thể làm
được.
Có thể là chúng ta đã lướt qua quá nhanh, khi chúng ta phải nhảy một
bước qua hàng thế kỷ. Nếu chúng ta tháo đôi hài ngàn dặm này ra chừng một
phút rồi đi bằng một đôi giày bình thường, chắc chắn là chúng ta không thể
thoát ra được những chi tiết rối rắm. Khi nghiên cứu cây cỏ trong rừng, đều
chỉ sa lầy vào mấy cái cây mà ta thích, rằng ta chỉ nhìn thấy cây mà không
thấy rừng.
Cho nên có lẽ có nhiều sự việc chúng ta đã bỏ qua trong cuộc chạy đường
trường vượt qua các khoa học và các thời đại đó.
Chúng ta đã đi từ việc nghiên cứu đời sống cây cỏ và động vật (tức là
khoa sinh vật học), đến việc nghiên cứu các tiếng nói của loài người (tức là
khoa ngôn ngữ học). Chúng ta đã xem xét cả đến lịch sử các công cụ lẫn lịch
sử tôn giáo, rồi lại đi vào môn địa chất học.
Việc đó nào có phải là đơn giản, dễ dàng. Nhưng chúng ta không thể làm
khác được. Tất cả các khoa học dều được tạo ra là do con người và vì con