CON NGƯỜI TRỞ THÀNH KHỔNG LỒ - Trang 232

Thí dụ tượng nữ thần A-tê-na, thần che chở cho thành A-ten. Đó không còn
là một pho tượng nhỏ nữa, mà là một pho tượng vĩ đại dựng lên sừng sững để
tôn thờ vị nữ thần thiêng liêng sẽ bảo vệ thành phố mang tên nữ thần đó.

NGÔI NHÀ CỔ BẮT ĐẦU RẠN NỨT

Trong trí nhớ chúng ta không còn hình ảnh của đời sống thị tộc xưa kia

nữa, nhưng nhiều tàn tích của đời sống thị tộc đó hãy còn sót lại trong ngôn
ngữ chúng ta ngày nay.

Khi các em nhỏ bây giờ gọi người lớn không phải cùng một họ với mình

“chú, bác” hay “ông”, thì đó chính là vết tích của chế độ cổ xưa, trong đó
tất cả mọi người ở cùng một làng đều tự coi là con cháu một họ.

Và đến cả người lớn bây giờ cũng thường gọi bạn là “anh”, và gọi một

em nhỏ xa lạ là “con” hay “cháu”.

Những dấu vết của đời sống cổ xưa đó hãy còn tồn tại cho đến ngày nay ở

trong rất nhiều thứ tiếng.

Thí dụ: Trong tiếng Đức, đáng lẽ nói là “cháu” thì người ta nói là “con

của chị tôi”. Bởi vì thời xưa, những con cái của người chị thì ở lại trong thị
tộc, còn con cái của người anh thì lại đi sang thị tộc của mẹ chúng. Cho nên
con cái của người chị gái, em gái thì được coi là họ hàng, là “cháu”, còn con
cái của anh trai, em trai đã đi sang những thị lộc khác thì coi là người dưng
nước lã.

Trong đế quốc Xát-xơ thời cổ đại, không phải là con trai của vua lên nối

ngôi cha, mà lại là con trai của chị vua lên nối ngôi.

Mãi tới thế kỷ XIX ở châu Phi còn có vương quốc A-săn-ti, ở đó vua

mang tên là “Na-nê” (nghĩa là “người mẹ của các bà mẹ”).

Ở Xa-mác-can-dơ, miền Trung Á, thời xưa vua mang tên là “Áp-phờ-sin”

(nghĩa là “Bà lớn”, “Bà chúa nhà”).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.