CON NGƯỜI TRỞ THÀNH KHỔNG LỒ - Trang 233

Ta có thể tìm thấy rất nhiều thí dụ để chứng minh rằng những tàn dư của

chế độ mẫu hệ (là chế độ mọi quyền hành đều thuộc về người mẹ, người chủ
gia đình) hãy còn ăn sâu trong đầu óc con người.

Cái đó tưởng chừng như chứng tỏ rằng chế độ mẫu hệ thật là vững chắc.

Vậy tại sao về sau nó lại tan rã?

Ở châu Mỹ nó tan rã là vì ảnh hưởng của những người Âu đến chinh phục

lục địa này. Còn ở châu Âu, chế độ mẫu hệ đã sụp đổ hàng mấy nghìn năm
trước khi người ta tìm ra châu Mỹ, tựa như một ngôi nhà gỗ lâu đời mọt
ruỗng bị sụp đổ vậy.

Chế độ mẫu hệ bắt đầu tan rã kể từ lúc vai trò của người đàn ông thay thế

cho người đàn bà ở những nhiệm vụ chủ chốt.

Ở thời kỳ thượng cổ xa lắc xa lơ, chính phụ nữ là người trồng trọt, cầy hái

và nam giới là người chăn nuôi gia súc. Khi đàn gia súc còn nhỏ bé thì công
việc của người đàn bà, tức là việc trồng trọt, vẫn chiếm ưu thế trong nền kinh
tế của gia đình. Người ta ít khi được ăn thịt, còn sữa thì không đủ cho mọi
người dùng. Nếu như không có bàn tay lao động của phụ nữ và những hạt
thóc do họ gặt về thì các gia đình đều đói to. Thời ấy thường có những ngày
thức ăn của mỗi người trong nhà vòn vẹn chi có một cái bánh nhỏ bằng lúa
mạch hay một nắm gạo khô khan. Chất ngọt để tẩm bổ thêm thì chỉ gồm có ít
mật ong hay quả dại, cũng đều do tay người phụ nữ kiếm về nhà. Vì vay, tất
nhiên là người phụ nữ được nắm quyền chỉ huy trong nhà cũng như ở ngoài
xã hội.

Nhưng rồi tình hình cũng không phải là cứ diễn ra mãi mãi hay ở tất cả

mọi nơi đều như vậy, ở các miền thảo nguyên, lúa mì mọc không tốt. Cỏ dại
chẳng chịu nhường bước: chúng bám chắc lấy đất, đến nỗi lưỡi cuốc khó
khăn mới bổ xuống tới tận rễ đám cỏ dày cứng cổ đó. Những người phụ nữ
xúm vào hàng ba bốn người một để cuốc cỏ, mà kết quả cũng chỉ như là gãi
đất thôi.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.