CON NGƯỜI TRỞ THÀNH KHỔNG LỒ - Trang 268

Nhưng con người đã lao động và, trong lao dộng, anh ta đã tập tìm hiểu

dần dần thế giới xung quanh với những đặc điểm của nó.

Trong khi đẽo và mài đá, những người thợ thủ công đầu tiên đã dùng con

mắt và bàn tay để tìm biết những đặc tính của đá: anh ta biết rằng đá thì rắn,
nhưng dễ vỡ; mà đá lại là vật vô tri vô giác, đánh đập mạnh thế nào cũng
không biết kêu. Có thật là đá có năm bảy loại không. Loại đá này thì không
lên tiếng, nhưng bất thần loại đá khác lại bắt đầu lên tiếng?

Giả định này có thể làm chúng ta phải phì cười. Nhưng người nguyên

thủy không suy nghĩ như chúng ta ngày nay.

Con người thời tiền sử chưa biết tổng hợp những sự việc đã quan sát

được, để từ đó rút ra những quy luật: anh ta hình dung thế giới chỉ gồm toàn
những sự việc riêng biệt, có tính chất những ngoại lệ không giống nhau. Anh
ta thấy rằng không thể kiếm ra được hai hòn đá hoàn toàn giống nhau, vậy thì
đặc tính của hai hòn đá đó chắc cũng phải khác nhau. Vì vậy, khi đẽo đá để
làm một cái cuốc, anh ta cố hết sức làm cho nó giống như hệt những cái cuốc
cũ. Anh ta tin rằng nếu không làm như vậy thì cái cuốc mới làm này sẽ không
xới đất khỏe được.

Nhưng hàng thế kỷ và hàng nghìn năm đã trôi qua. Từ vô số những hòn

đá khác nhau nằm ở trong tay, con người dần dần đã đi tới một khái niệm
chung về đá. Do kinh nghiệm thực tế, anh ta biết rằng các hòn đá đều rắn, vậy
thì “đá” nói chung là một chất rắn. Anh chưa thấy có một hòn đá nào biết
kêu. Vậy thì “đá” nói chung là không biết nói, biết kêu.

Chính bằng cách đó mà các mầm mống đầu tiên của khoa học đã xuất

hiện, nghĩa là đã xuất hiện những kiến thức sơ đẳng về thế giới xung quanh
ta.

Khi người thợ thủ công nói rằng đá lửa là một chất rắn, thì anh ta nghĩ

đến đá lửa nói chung chứ không phải là hòn đá cụ thể anh đang cầm trong tay
lúc bấy giờ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.