thông đi, kẻo tớ và Lê-na sợ bọn con trai trêu lắm.
Ngày Tết – đó là cây thông rất cao ở trên quảng trường. Cây thông rắc
đầy tuyết vàng và tuyết bạc, trên ngọn có một ngôi sao sáng chói, còn bên
dưới là một ông già tuyết khá to bằng bông trắng và hai quả núi băng nhỏ.
Hàng dãy dài trẻ em la hét cười đùa trượt vùn vụt từ trên hai quả núi băng
xuống. Mặt các em đỏ bừng bừng, đầu tóc rối bù, chân tay, mũ mãng lẫn
vào nhau trông rối cả mắt.
- Tớ cũng muốn trượt, các cậu ạ, - Ca-chi-a nói.
- Ôi, chúng mình sẽ bị chen lấn thôi! – Lê-na sợ hãi.
Ba em theo những bậc băng trèo lên đỉnh gò, các em bám chặt lấy nhau
rồi trượt xuống theo mặt băng trơn tuột, bóng loáng.
- Nữa nào! – Ca-chi-a mặt đỏ bừng bừng ra lệnh.
Ba em trượt cho tới khi lăn túm tụm vào một đống. Cô-xchi-a chui ra
trước tiên, sau đó, em kéo Ca-chi-a và Lê-na ra.
- Trượt nữa đi! – em đề nghị.
- Đủ rồi! Cậu cứ như trẻ con ấy, - Ca-chi-a giễu, em nhìn lên chiếc đồng
hồ ở ngoài phố rồi quyết định: - Chúng ta đi chơi đi, lúc nào lạnh cóng thì
lên tàu điện các cậu ạ.
Thì ra ở tất cả các đường phố đều có nhà máy, và một số nhà máy đặt
trong những ngôi nhà bình thường đến nỗi khó mà tin được đó lại là nhà
máy.
- Trước chiến tranh, đây là trường đại học tổng hợp, sinh viên ngồi nghe
giảng ở các giảng đường, - Ca-chi-a nói, - còn đây là rạp chiếu bóng có
biểu diễn nhạc jazz, nay cũng dùng làm nhà máy.
Phôi sắt được để ngay trên hè phố, còn ở đôi chỗ, những dải phoi đã han
gỉ đo đỏ dưới lớp tuyết.
- Nhìn kìa! – Cô-xchi-a ngạc nhiên.
Em vừa trông thấy một tấm biển xanh y hệt tấm biển em đã thấy ở Íp-
đen: “Cửa hàng cung cấp thực phẩm cho người giao nộp vàng”. Sao ở đây
lại có cửa hàng này nhỉ, và ai nộp vàng mới được chứ?
- Cậu chẳng biết gì cả, - Ca-chi-a nói, - Cô giáo địa lý giảng cho bọn tớ
rằng thành phố của chúng ta nằm trên một vùng đất có vàng. Ở khu đầm