ĐỨNG NGOÀI CUỘC
H
ôm sau, Cô-li-a đến phân xưởng sớm một chút với ý định phải làm
sáng tỏ vấn đề đi trốn, một vấn đề lúc nào cũng dằn vặt cậu ta.
Lại không thành công! Ở sau hàng cột là cả phân xưởng, gần như cả nhà
máy cũng nên. Phải khó khăn lắm Cô-li-a mới lách qua được đám thanh
thiếu niên đang tò mò nhìn xem có điều gì xảy ra ở trong. Bên cạnh bảng
chỉ tiếu của đội, ông giám đốc nói chuyện gì đó với đồng chí bí thư đảng
uỷ. Ở đấy còn có Di-na, Nhi-na Páp-lốp-na, ông Ba-bin, kỹ sư, Ba-la-kin,
quản đốc phân xưởng một Chi-mô-sen-cô, thợ tiện Xtu-ca-tsép. Các đội
viên đứng bên máy của mình. Ca-chi-a trông xanh xao, gượng gạo. Lê-na
thỉnh thoảng lại sửa kính. Khi thì em nhìn xung quanh như dò xét, khi thì
nheo mắt lại. Cô-xchi-a làm ra vẻ nghiêm trang, còn Xê-va thì nói chung
khó mà nhận ra nổi. Không biết cậu ta đã kịp cắt tóc vào lúc nào, cổ lại
quấn chiếc khăn quàng lụa màu xanh da trời nữa chứ.
- Sôi nổi gớm nhỉ! – Cô-li-a nói. - Ở đây vừa cưới vợ, lại vừa gả chồng
nữa chắc?
Nhưng các công nhân trẻ tuổi đứng xem không hưởng ứng câu đùa của
cậu ta.
Đúng lúc ấy, Di-na hỏi Ca-chi-a, như thể tự mình không trông thấy vậy:
- Đồng chí Cô-xchi-a, tất cả các đội viên đều ở vị trí rồi chứ?
- Vâng.. – “đồng chí” Cô-xchi-a đáp.
- Noi theo gương của các công nhân phân xưởng hai, những người yêu
nước trẻ tuổi ở phân xưởng thanh thiếu niên đã quyết định tổ chức sản xuất
theo cách mới, giống như ngoài tiền tuyến, để mau chóng thực hiện được
lời thề của nhân dân U-ran, - Di-na nói to, giọng xúc động. - Họ thành lập
đội xung kích và tuyên thệt… Tôi xin đọc lời tuyên thệ.