gạch tạm thời, vì công việc trong lò gạch thủ công vốn vất vả và độc hại lại
không học hỏi được gì nhiều. Từ ngày sang xưởng mộc, Dũng học thêm
được rất nhiều thứ, nhờ chăm chỉ và tháo vát mà ông chủ cũng quý và đích
thân dạy bảo thêm cho nhiều kỹ thuật về làm đồ gỗ mỹ nghệ. Tết năm đó,
Dũng về thăm nhà, ở nhà thì chán ngán cảnh rượu chè của bố nhưng đi xa
lại nhớ cái mùi khói bếp, nhớ cái mùi tóc khét nắng của thằng Tít, ngót năm
nay nữa là thằng Tít thi đại học, Dũng tính tích cóp một ít để thuê cho
thằng Tít cái phòng trọ đàng hoàng mà lo cho nó thi cử. Về nhà rồi Dũng
mới biến tiền mà thỉnh thoảng Dũng gửi về, phần lớn đều bị bố nướng vào
rượu mẹ ném vào đề. Thằng Tít và con Mị nghỉ học đã mấy tháng nay, đứa
thì đi bán bánh rán ở ngoài chợ, đứa thì đi phụ hồ trên huyện để kiếm tiền
ăn, tiền sống. Vậy mà thỉnh thoảng hai đứa nhỏ cũng phải chịu những trận
đòn từ ông bố say rượu. Có lẽ ông bố cũng chẳng phải là xấu xa, làm gì có
người cha nào xấu xa với con mình, do rượu, do ma men cả mà thôi.
Đau lòng, Dũng dắt luôn thằng Tít và con Mị ra Hà Nội. Dũng bảo với
tôi rằng thà đưa chúng nó đi từ bây giờ, còn hơn để chúng nó sống trong cái
cảnh đấy thêm một thời gian nữa thì hỏng người, hỏng cả cuộc đời. Dũng
vẫn làm ở xưởng mộc, cái nhà trọ chưa đến một mét vuông ba anh em chen
chúc nhau, nhưng đầm ấm lắm, vì chẳng có tiếng bát đũa rơi vỡ, chẳng có
tiếng mắng chửi đánh đập, chẳng còn hơi men phả nồng nặc từ bố mà cũng
chẳng thấy chủ nợ gào thét mỗi ngày trước cổng nhà vì tiền mẹ vay đánh lô
đề. Nhiều bữa cơm chỉ có rau luộc, nước rau dầm sấu và một quả trứng
luộc xẻ làm ba chấm nước mắm, vậy mà ba anh em Dũng vẫn bảo bọc cưu
mang lấy nhau giữa chốn đô thị đất chật, người đông ấy.
Một thời gian chật vật và thích nghi với cuộc sống mới nơi phố thị. Tít
và Mị đã được đi học trở lại. Tít đi học một buổi còn một buổi làm phục vụ
ở quán nhậu để kiếm thêm tiền phụ anh cả nuôi em Mị đi học, hai anh em
trai không muốn đứa em gái út phải vất vả, có khó có nghèo, nó là em gái
thì các anh trai phải lo cho nó nhất, con gái còn nhỏ tuổi mà ra đường đi
làm nhiều khi bị ức hiếp, xã hội lại nhiều cám dỗ và cạm bẫy, nên Tít với