CÚ HÍCH - Trang 138

xem việc đóng góp hiện tại là một mất mát. Một khi tham gia chương
trình, các khoản tiết kiệm sẽ tự động tăng lên. Người ta sử dụng sức ỳ
để làm tăng, chứ không để ngăn cản tiết kiệm.

Phối hợp với chế độ đăng ký tự động, chương trình “Ngày mai

còn tiết kiệm nhiều hơn” có thể đạt được cả hai mục tiêu là tăng số
lượng người tham gia và tăng mức đóng góp tiết kiệm.

Năm 1998, một công ty có quy mô trung bình quyết định áp dụng

phương pháp “Ngày mai còn tiết kiệm nhiều hơn” vì số người
tham gia rất ít và mức đóng góp cũng không cao, chỉ 1-2%. Họ mời
một chuyên gia tư vấn tài chính đến nói chuyện với toàn thể nhân
viên và sau đó với từng người một, nếu nhân viên có yêu cầu. Nhà
tư vấn sau đó đề nghị mức 15% trên thu nhập hàng tháng của nhân
viên, nhưng ngay lập tức bị phản đối. Sau khi cân nhắc tình hình,
ông ấy khuyên họ đóng ở mức 5% và chỉ có 25% nhân viên đồng ý.
Số còn lại bảo rằng họ không có khả năng đóng 5% mỗi tháng vì
nhiều lý do khác nhau. Lúc này, nhà tư vấn mới đề nghị họ mức
3% cho mỗi lần họ được tăng lương (thông thường một lần tăng
lương trung bình từ 3,25 – 3,5%). Thế là trong số những người
không muốn tăng khoản đóng góp tức thời, có đến 78% đồng ý với
phương án này.

Kết quả ấn tượng trên đây cho thấy sức mạnh tiềm tàng của

kiến trúc lựa chọn. Ngày nay, phương pháp “Ngày mai còn tiết
kiệm nhiều hơn” đang được áp dụng rộng rãi tại hàng ngàn công ty
trên khắp nước Mỹ, trong đó có Vanguard, Fedelity, Hewitt
Associates… Ủy ban Chia sẻ Lợi nhuận Hoa Kỳ trong báo cáo năm
2007 nói rằng có 39% các công ty lớn tại Mỹ sử dụng phương pháp
này trong các chương trình tiết kiệm hưu bổng của họ.

Vai trò của nhà nước

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.