Dù phương pháp đăng ký tham gia tự động tỏ ra hiệu quả, nhưng
người ta vẫn có khuynh hướng bám chặt vào những mặc định đã được
họ lựa chọn. Thaler và cộng sự thân cận của ông, Shlomo Benartzi, đã
phát triển một chương trình tính toán các khoản đóng góp tiết kiệm
có tên gọi là “Ngày mai còn tiết kiệm nhiều hơn”.
“Ngày mai còn tiết kiệm nhiều hơn” là một phương pháp kiến
trúc lựa chọn được thiết kế dựa vào năm nguyên tắc tâm lý học cơ
bản là nền tảng giải thích hành vi con người. Đó là:
• Nhiều người tham gia nói rằng họ nghĩ mình cần tiết kiệm
nhiều hơn và lên kế hoạch dành dụm tiền bạc, nhưng họ chỉ nói
mà không bao giờ hành động.
• Những hạn chế về mặt tự chủ sẽ dễ chấp nhận hơn, nếu
chúng xảy ra trong tương lai. (Nhiều người trong chúng ta từng hăm
hở lập chương trình ăn kiêng, nhưng không phải bắt đầu từ hôm
nay).
• Tính không thích bị mất mát: Người ta thường không thích
nhìn thấy phiếu lương của mình giảm đi (dù là những khoản khấu
trừ vì sự an toàn trong tương lai của chính họ).
• Ảo tưởng tiền bạc: Mất mát được đo lường bằng giá trị của
tiền tệ (nghĩa là, nếu không kể đến lạm phát, một đô-la năm 1995
phải bằng một đô-la năm 2005).
• Sức ỳ tâm lý là một lực cản lớn.
Chương trình “Ngày mai còn tiết kiệm nhiều hơn” kêu gọi
những người tham gia tự cam kết về một chuỗi đóng góp tăng dần
sau những lần được lên lương. Bằng cách kết hợp tăng lương với
tăng số tiền đóng góp vào tài khoản tiết kiệm, họ sẽ không có cảm
giác thu nhập hàng tháng của mình bị giảm đi, vì thế họ sẽ không