nhưng họ không thể sai một cách có hệ thống theo một chiều hướng
có thể dự đoán được. Không như Econ, Con người, như bạn có thể
đoán ra, thường phạm sai lầm. Ví dụ, “ảo tưởng hoạch định” tức là
khuynh hướng lạc quan phi thực tế về thời gian cần thiết để hoàn
thành một dự án nào đó. Những ai từng thuê nhà thầu phụ đều có
trải nghiệm này: Mọi việc đều kéo dài hơn dự định ban đầu, dù
rằng họ đã dự trù trước vấn đề vỡ kế hoạch.
Hàng trăm công trình nghiên cứu đã xác nhận rằng những dự
đoán của con người là không hoàn thiện và đầy định kiến. Quá
trình ra quyết định của họ cũng không hoàn hảo. Một lần nữa hãy
xem ví dụ về cái được gọi là định kiến nguyên trạng - một tên gọi
hoa mỹ cho tính ỳ tâm lý của chúng ta. Vì một tá lý do khác nhau, mà
chúng ta sắp sửa tìm hiểu trong phần sau của quyển sách này, con
người có xu hướng ngả theo định kiến hay các lựa chọn đã được định
sẵn.
Chẳng hạn, khi mua một chiếc điện thoại mới, bạn sẽ có một
chuỗi lựa chọn. Chiếc điện thoại càng thời thượng thì bạn càng đối
mặt với nhiều lựa chọn hơn, từ hình nền cho đến nhạc chuông,
rồi số lần đổ chuông trước khi chuyển sang tín hiệu hộp thư thoại
hay từ chối nhận cuộc gọi một cách lịch sự… Trong mỗi lựa chọn như
thế, nhà sản xuất đều thiết lập một mặc định và thường thì khách
hàng luôn chọn các mặc định ấy, dù rằng tiếng chuông mặc định
có âm độ lớn hơn nhiều so với kỳ vọng của bạn.
Từ đây, có hai bài học được rút ra: Một là đừng bao giờ đánh giá
thấp sức mạnh của tính ỳ tâm lý. Thứ hai, sức mạnh đó có thể được
khai thác theo hướng có lợi. Nếu các công ty tư nhân và các định
chế nhà nước cho rằng một chính sách nào đó mang lại kết quả
tốt hơn, họ có thể tác động đến kết quả bằng cách thiết lập một
mặc định, chẳng hạn để những người làm công ăn lương có những lựa
chọn tốt hơn cho kế hoạch tiết kiệm hưu bổng hay gói bảo hiểm y