cả mọi người trong phòng chấp nhận một lời tuyên bố nào đó, hoặc
nhìn nhận sự vật theo một cách nào đó thì bạn có khuynh hướng cho
rằng họ đúng. Đáng lưu ý hơn, các thí nghiệm gần đây về cơ chế
xử lý hình ảnh của não bộ cho thấy khi người ta làm theo những sắp
đặt giống như của Asch, họ thực sự nhìn nhận vấn đề giống như
những người khác.
Mặt khác, các nhà khoa học xã hội thường nhận thấy mức độ
nghe theo ít hơn khi người ta được yêu cầu đưa ra những câu trả lời
nặc danh, dù họ vẫn ở trong những hoàn cảnh tương tự như thí
nghiệm của Asch. Nói chung, con người có xu hướng làm theo số
đông, nếu họ biết rằng người khác sẽ nhìn hay nghe thấy điều
họ làm hay nói. Thỉnh thoảng, người ta cũng đứng về phía đa số,
ngay cả khi họ biết rằng mọi người đang phạm một sai lầm ngớ
ngẩn. Những nhóm có sự đồng thuận cao thường có khả năng tạo ra
những cú hích mạnh nhất, dù trước một vấn đề đơn giản nhất, và
những người còn lại đều sai!
Các thí nghiệm của Asch liên quan đến vấn đề ước lượng thông
qua những câu trả lời khá hiển nhiên. Nhìn chung, không khó để
đánh giá độ dài của những dòng kẻ. Nhưng điều gì xảy ra nếu
chúng ta tăng độ khó lên? Câu hỏi này đặc biệt quan trọng, vì chúng
ta rất muốn biết con người bị ảnh hưởng như thế nào khi đối
mặt với những vấn đề vừa khó khăn, vừa lạ lẫm. Có vài thí nghiệm
quan trọng được nhà tâm lý học Muzafer Sherif (1937) tiến hành vào
những năm 30. Trong thí nghiệm của Sherif, những người tham gia
được mời vào một phòng tối và một đốm sáng nhỏ được chiếu lên
màn hình trước mặt họ. Đốm sáng thực ra đứng yên, nhưng do một
ả
o ảnh gọi là hiệu ứng tự vận động, nó như đang chuyển động. Ở mỗi
lần thử, Sherif bảo mọi người ước lượng khoảng cách mà đốm sáng
đã di chuyển. Khi tách riêng từng người, họ đưa ra những con số
hoàn toàn khác nhau và không ai đồng ý với ai. Điều này không có