CÚ HÍCH - Trang 75

gì đáng ngạc nhiên, vì đốm sáng không hề di chuyển và mọi ước
đoán đều sai cả.

Nhưng Sherif nhận ra hiệu ứng phù hợp rất mạnh khi các đối

tượng được yêu cầu hành động theo từng nhóm nhỏ và công khai
đưa ra ý kiến của họ. Lúc này, những phán đoán cá nhân bắt đầu
hội tụ, chuẩn mực nhóm bắt đầu hình thành và cái gọi là khoảng
cách đồng thuận nhanh chóng xuất hiện. Theo thời gian, khoảng
cách này dần dần trở nên ổn định trong từng nhóm cụ thể và dẫn
đến tình huống là các nhóm khác nhau đưa ra và bảo vệ những
nhận định khác nhau của họ. Tư tưởng quan trọng ở đây là các nhóm,
các thành phố và thậm chí cả các quốc gia dường như giống nhau
lại hội tụ vào những niềm tin và hành động rất khác nhau, đơn giản
vì những sai biệt rất nhỏ ngay từ điểm khởi đầu.

Sherif cũng đã thử một cú hích. Trong một thí nghiệm, ông đưa

vào một người cùng phe với ông và dĩ nhiên những người khác không
biết, kết quả thu được đã khác đi. Nếu “tay trong” của ông phát
biểu một cách chắc chắn và tự tin, phán đoán của anh ta lập tức tác
động mạnh đến những người khác trong nhóm. Nếu ước đoán của
họ cao hơn so với của anh ta, họ sẽ tự động giảm xuống; nếu thấp
hơn, họ sẽ nâng lên. Cú hích là đây: nếu được đưa ra một cách tự tin,
lời phát biểu của anh ta sẽ ảnh hưởng đến kết luận chung của cả
nhóm. Bài học rõ ràng là những người tự tin và nhất quán, trước
người khác hay trước đám đông, đều có thể xoay chuyển đối tượng
theo hướng họ muốn.

Đáng chú ý hơn, phán đoán của một nhóm người thường trở thành

ý kiến chủ quan của từng thành viên trong nhóm, đến mức họ bám
chặt vào đó trong những tuyên bố cá nhân, thậm chí cả khi họ gia
nhập một nhóm mới với những quan điểm hoàn toàn khác. Ngoài ra,
những ý kiến ban đầu cũng được lưu truyền từ thế hệ này sang
thế hệ khác. Ngay cả khi những đối tượng hoàn toàn mới xuất hiện

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.