chính trị gia vốn có những cuộc vận động tranh cử rầm rộ, nhưng
ngay sau đó lại hoàn toàn im hơi lặng tiếng.
Ả
nh hưởng của tác động xã hội có thể hoặc không thể được hoạch
định một cách có cân nhắc bởi những con người cụ thể. Hãy xem
một ví dụ khôi hài về sự tác động của xã hội đến niềm tin của dân
chúng, ngay cả khi không ai hoạch định hay toan tính gì cả. Đó là vụ
kính chắn gió bị khoan lỗ ở Seattle. Vào cuối tháng Ba năm 1954,
một nhóm người ở Bellingham, Washington, bỗng nhận thấy có
những cái lỗ nhỏ xíu trên kính chắn gió xe họ. Cảnh sát địa phương
suy đoán rằng đó là hậu quả từ hành động của những kẻ phá hoại và
chúng sử dụng những khẩu súng cỡ nòng 1mm hay súng bắn đạn
chùm. Chẳng bao lâu sau, một nhóm người khác từ các thành phố
phía Nam Bellingham lại báo cảnh sát rằng những thiệt hại tương tự
cũng xảy ra trên kính chắn gió của xe họ. Trong vòng hai tuần,
dấu ấn của những kẻ phá hoại đã lan rộng xuống phía Nam. Giai
đoạn đỉnh điểm có đến 2.000 chiếc xe bị thiệt hại. Đến đây thì
vấn đề rõ ràng không còn liên quan tới những kẻ phá hoại nữa. Sự
đe dọa vươn xa đến Seattle. Giữa tháng Tư, các tờ báo của Seattle kịp
thời đưa thông tin về hiểm họa này vào và không lâu sau đó, nhiều
báo cáo về các lỗ thủng trên kính chắn gió được gửi tới cảnh sát.
Rồi con số tăng lên đến mức thảm họa, dẫn tới các cuộc điều
tra dày đặc xem kẻ nào trên trái đất này, hay từ một hành tinh nào
khác, có thể là thủ phạm. Các đồng hồ Geiger không đo được mức
phóng xạ. Vài người cho rằng một sự bất thường của khí quyển có
thể là nguyên nhân của “đại dịch” này. Những người khác thì cho
rằng do sóng âm thanh và một sự thay đổi lớn của từ trường trái
đất, trong khi có người lại bảo đó là sóng vũ trụ đến từ mặt trời.
Tính đến ngày 16 tháng Tư, có không dưới 3.000 kính chắn gió bị
thủng ở Seattle. Ngài thị trưởng lập tức viết thư cho Tổng thống
Eisenhower: “Điều tưởng như là hành động phá hoại mang tính cục