thế tình trạng lạm dụng rượu bia chắc chắn sẽ tăng lên, nếu nhận
thức của họ liên tục bị phóng đại về việc các sinh viên khác đang
uống nhiều đến độ nào.
Cảnh giác trước khả năng thay đổi hành vi bằng cách nhấn
mạnh vào những con số thống kê thực tế, giới chức có thẩm
quyền đã cố tạo ra những cú hích lái con người theo những hướng
tốt hơn. Bang Montana đã phát động chiến dịch giáo dục quy mô
lớn, trong đó nhấn mạnh rằng đa số công dân của mình không
uống rượu. Một quảng cáo cố gắng sửa đổi những nhận thức sai
lầm về tệ uống rượu được đặt trong khuôn viên một trường đại học
còn quả quyết: “Hầu hết (81%) sinh viên đại học Montana uống
rượu bia nhiều nhất là bốn lần mỗi tuần”. Hay một quảng cáo
khác về việc hạn chế hút thuốc lá: “Hầu hết (70%) thiếu niên
Montana không hút thuốc lá”. Chiến lược này đã tạo ra sự cải thiện
lớn về độ chính xác của nhận thức cộng đồng và giảm đáng kể số
lượng người hút thuốc lá.
Nụ cười, những cái cau mày và vấn đề tiết kiệm năng lượng
Những cú hích xã hội cũng có thể được sử dụng để tiết giảm năng
lượng. Hãy xem một nghiên cứu qua mẫu khảo sát gần 300 gia đình
tại San Marcos, California, về sức mạnh của chuẩn mực xã hội. Tất
cả các gia đình đều được thông báo về lượng điện họ tiêu thụ trong
tuần trước đó, cũng như về lượng điện mà các nhà hàng xóm của họ
đã sử dụng. Ở đây, tác động lên hành vi có thể nhìn thấy rất rõ ràng
và đáng kinh ngạc. Trong những tuần tiếp theo, lượng điện của các
gia đình trước đây có mức tiêu thụ cao hơn trung bình đã giảm
xuống rõ rệt, trong khi các gia đình có mức tiêu thụ dưới trung bình
lại tăng lên. Đây gọi là hiệu ứng boomerang
và nó đưa ra một cảnh
báo quan trọng: Nếu bạn muốn hích mọi người thực hiện một hành
vi mong muốn ở tầm xã hội, đừng bao giờ cho họ biết rằng những