độ chừng mấy trăm thước. Người gác cửa đang xách hành lý cho tôi chợt
trông thấy tôi nhìn quang cảnh đó liền giải thích :
- Thưa ông, Lâu đài này đã có từ thế kỷ XII, trước kia là nhà của Macleod
tại Murra, đã được trùng tu vào năm 1957.
Một chiếc tàu chạy bằng hơi nước, chiếc Claymore of Glasgow, đang neo ở
cuối bến tàu phía trước khách sạn. Những ngọn đồi chung quanh vịnh đang
bắt đầu có vẻ mùa xuân, với những bãi cỏ xanh và một bầu không khí êm
dịu. Tôi ngửi thấy mùi gay gay hổn hợp bởi nước biển, dầu và cá trong lúc
tôi quay người lại để đi theo người gác cửa vào trong khách sạn.
Tôi nói với cô gái có mái tóc đỏ ngồi sau bàn giấy :
- Tôi ước mong sẽ được cô dẫn đi viếng thành phố ban đêm.
Nàng trả lời, làm lộ hai đồng tiền trên má :
- Thưa ông, chúng tôi rất sẵn lòng, nhưng đêm nay trong khách sạn chỉ có
ba người khách. Lúc này đã hết mùa du lịch.
Tôi ký tên vào phiếu ghi danh. Cô tay xoay tấm phiếu và xem lại.
- Ông Dunbar, xin chào mừng ông đến Murra. Ông từ London đến đây
cũng khá xa, nhưng tôi có thể đoán ông không phải người nước Anh.
- Vâng. Tôi là người Mỹ.
- Người Mỹ các ông giỏi thật. MacLeod, vị đại điền chủ cuối cùng của
Murra, cũng là một người Mỹ - căn cứ theo sinh quán. Ông ta là một kiến
trúc sư xuất thân từ Virginia và đã trùng tu rất nhiều nơi trong lâu đài
Battle.
Mặc dù khí hậu vừa phải, trong phòng tôi trên lầu hai vẫn có một ngọn lữa
nhỏ đang cháy trong lò sưởi. Khác với người Anh, người Tô Cách Lan nhất
quyết không chịu tin rằng mùa xuân đã đến từ Tháng Ba.
Tôi nằm xuống giường và ngủ tới bảy giờ. Đoạn tôi rữa mặt và đi xuống
quầy rượu. Trong phòng, có khá nhiều người, rõ ràng là dân chúng trong
vùng, bởi vì trong khách sạn chỉ có ba người khách trọ. Để cho thêm ngon
miệng, tôi uống một ly lớn whiski, vừa nhìn cái lò sưởi vĩ đại vừa lắng
nghe những lời tranh luận và đi vào căn phòng ăn nhỏ lúc bảy giờ rưỡi.
Trong phòng chỉ có một nữ chiêu đãi viên, một cô gái nhỏ nhắn, có mái tóc
thật đen bóng khiến tôi liên tưởng đến mái tóc của Monique. Tôi tự cá với