đúng, nhiều hậu quả không thể tránh nổi se xảy đến.
- Tôi muốn biết đó là những hậu quả gì?
- Khoan đã. Trước hết ông hãy nghe những điều kiện.
Ông ta xòe mấy ngón tay ra trong lúc nói tiếp :
- Thứ nhất : chính phủ Anh phải được chuyển giao lại cho tổ chức của tôi -
hoặc cho tôi, nếu ông muốn nói như thế hơn. Trong chính phủ hiện tại
chúng tôi đã đặt sẵn đủ người để có thể bàn giao chức vụ. Thứ hai : cuộc
cách mạng này đã được tham khảo ý kiến của phe đối lập, nên sẽ không thể
có chống đối dưới bất cứ hình thức nào. Lưỡng viện quốc hội sẽ được giải
tán ngay tức khắc, như thế sẽ không ai có quyền chất vấn. Đại diện các
nhóm đối lập phải đến yết kiến Tân Chính Phủ, vào đúng bốn giờ chiều để
nghe lệnh tối hậu. Thứ ba : (ông ta hơi cuối đầu với tôi) bái chí sẽ được
thông tri về sự thay đổi chính phủ và chương trình loan tin sẽ được kiểm
soát rất kỹ trên mặt báo, trong radio và trên vô tuyến truyền hình. Lẽ tất
nhiên mọi văn bản cần thiết đã có sẵn trong tay của tân bộ trưởng thông tin.
Tôi bảo :
- Tôi có thể tưởng tượng ra một danh từ. Vị cứu tinh của dân tộc, như
Nkrumah. Ông sẽ tự xưng là gì? Vị lãnh tụ?
Ông ta nhìn tôi một cách lạnh lùng.
- Chuyện đó không thành vấn đề. Có lẽ là nhiếp chính.
- Tôi biết trước lực lượng nào sẽ đẩy lui cuộc mưu phản này.
- Lời nói của ông không mấy thanh nhã, nhưng kể ra thì cũng không sai.
Phải, ông thừa biết. Vị Thủ Tướng và Lưỡng Viện sẽ được cho hai mươi
bốn giờ để hành động. Nếu không có hành động cụ thể nào tới cuối thời
gian này, hỏa tiễn đầu tiên - chỉ một mà thôi - sẽ được phóng đi và sẽ tiêu
diệt Edinburgh. Sau đó, các hỏa tiễn khác sẽ lần lượt phóng đi cách khoảng
ba tiếng đồng hồ, cho đến bao giờ bản tối hậu thư được thi hành đúng mức.
Hỏa tiễn sẽ được bắn sao cho sự tàn phá tiến dần tới Luân-đông theo những
vòng tròn đồng tâm. Trước hết là Edinburgh, rồi Plymouth. Và cứ thế - ông
có thể theo dõi trên họa đồ.
- Các cơ quan quân sự sẽ tưởng rằng kẻ nào muốn gây chiến và họ đâu có
chịu để yên?