khỏi đảo mình sẽ có hy vọng ngăn chận tai họa. Nhưng dù sao cũng lo phá
hoại trước đã.
Lần này tôi trông thấy Ted mỉm cười trong lúc trả lời:
- Giống hệt thời xa xưa. Được rồi, em sẽ cùng chơi trò này với anh.
- Tốt. Bây giờ tôi qua phòng bên cạnh.
Nhưng tôi không đủ thời giờ. Có tiếng gõ cửa vang lên. Khi tôi mở ra,
Matuschek đứng đó, tay cầm một khẩu tiểu liên. Một người lạ mặt đứng
phía sau lưng y.
Y giới thiệu:
- Ông Dunbar, đây là giáo sư Karl Kalwitz. Giáo sư sẽ đưa ông đi xem khu
vực hỏa tiễn. Mời ông vui lòng đi ngay.
Tôi hỏi Kalwitz ở cổng vào căn cứ hỏa tiễn:
- Chỉ có một người gác?
Ông ta đáp với nụ cười lơ đãng:
- Cần gì phải canh gác cho nhiều? Có ai lạ vào đây đâu? Nhưng cũng còn
một người khác. Anh ta đi tuần ngoài hàng rào chung quanh căn cứ, đúng
ra chỉ có ba mặt hàng rào. Gần như không cần thiết.
Ted làm bộ vô tình hỏi:
- Hàng rào điện?
Kalwitz gật đầu.
- Có thể truyền điện vào, nhưng chúng tôi chưa bao giờ cần tới.
Ted đưa mắt nhìn tôi. Tôi lắc đầu. Ted vẫn thường hung hăng lao đầu vào
bất cứ chuyện gì. Đó là một trong những lý do người ta đã khuyên Ted hãy
bỏ môn túc cầu và tập trung vào môn cầu hồi Ted còn học Đại học đường
Virginia. Ted ghét trò lấy banh một cách lịch sự.
Kalwitz dẫn chúng tôi vào trong nhà. Đó là một căn phòng dài, hẹp, xây
bằng gạch chịu lửa, trần thấp và soi sáng bằng những ngọn đèn ống. Một
dãy gồm mười hai cái tủ điện thẳng hàng trên mặt trong của bức tường tiếp
giáp căn cứ đặt hỏa tiễn, phía dưới những khung cửa sổ kiên cố. Tôi trông
thấy Ted chăm chú nhìn các tủ điện.
Rồi Ted hỏi Kalwitz:
- Tại sao mỗi hỏa tiễn phải có một tủ điện riêng? Phối hợp làm một đâu có