khách: “Nhưng mà này… Hãy cất cái của này đi chứ!” Còn bà ta, bà ấy
cười nắc nẻ: “Denise đã đem lại hương vị sống cho tôi đấy”.
– Một lần khác, Lucrèce nói quá lên, một tay bị trầm uất đã mua của
chúng tôi một con rắn mang bành khạc nọc độc, nhưng nó lại không bao giờ
khạc lên chủ mới của nó và tay này đã rốt cục gọi nó là Charles Trenet
Anh ta chắc đã có thể gọi nó là Adolf nhỉ?! Chúng tôi ấy mà, chúng tôi đã
thật sáng suốt đặt cho mỗi đứa con của mình những cái tên của những nhà
nổi tiếng tự sát: Vincent là của Van Gogh, Marilyn là của Monroe…
– Thế sao lại là Alan? Vị đại diện cất tiếng hỏi.
– Anh ta lẽ ra nên gọi con rắn của mình là Nino Ferrer, Lucrèce vẫn theo
dòng suy nghĩ của mình, nói tiếp, ở điểm này nữa, chúng tôi chắc có thể
hiểu được.
– A, không đâu, thực sự đấy, các con vật gây thất vọng lắm, Mishima
xen vào. Khi đám ếch cốm mà xổng ra, chúng nhảy tứ tung khắp cửa hàng.
Và thế là rất phức tạp để tóm được chúng với một bộ lưới, nhất là chớ có
động vào chúng nếu không, anh sẽ tử ngay. Chúng tôi không lấy động vật
nữa đâu và chẳng biết sẽ phải làm gì với quầy hàng tươi đây.
– Ngồi trên bậc cầu thang dẫn lên nhà ở, cậu bé Alan cầm một mẩu ống
nhựa nhỏ, gắn trên một cái vòng tí hon và phồng miệng thổi vào đó. Những
cái bong bóng xà phòng liền bay lên. Chúng chồi lên, hạ xuống, bay lập lờ,
đầy màu sắc và sáng lấp lánh trong Cửa Hàng Dành Cho Những Kẻ Ngán
Sống. Chúng bay len lỏi, vô tư giữa các quầy hàng. Mishima nghển cổ, uốn
lượn vòng đầu nhìn theo đường bay của chúng.
Một cái bong bóng nước xà phòng kếch xù lượn đến vỡ tan sát hàng mi
của vị đại diện, người này lau mắt và nhăn mặt, đi về phía chiếc va li nhỏ
của mình vẫn đặt trên mặt quầy tiếp khách: “Đây rồi, tôi có lẽ có một ý
tưởng dành cho đứa con gặp khó khăn của ông bà đấy”.
– Đứa nào? Alan à?