12.
– Thường xuyên, mọi người chất vấn chúng tôi tại sao lại đặt cho thằng
út của mình cái tên: Alan. Đó là Alan Turing đấy.
– Ai cơ? một bà to béo, mang vẻ khủng hoảng tinh thần và có vẻ như
đang ở trong đám mây mù, hỏi lại.
– Bà không biết Alan Turing à? Luvrèce chất vấn. Đó là một người gốc
Anh, mà sự đồng tính nam của ông ta đã gây không ít rắc rối cho luật pháp
và chính ông ấy chứ không ai khác đã được coi là cha đẻ của những chiếc
máy tính đầu tiên. Trong cuộc chiến tranh thế giới II, sự đóng góp của ông
vào chiến thắng chung cuộc đã quyết định tất cả, bởi ông ấy đã biết giải mã
hệ thống Enigma: máy dùng để mã hóa bằng điện từ magnéto, hệ thống này
cho phép bộ tham mưu Đức truyền những thông điệp của mình cho các tàu
ngầm của họ mà không bị các cơ quan mật vụ của quân Đồng minh đọc
được.
– Thế à, vậy mà tôi không biết…
– Đó là một trong những lãng quên đáng kể của lịch sử.
Bà khách hàng tần ngần đưa cặp mắt trĩu nặng lướt khắp lượt cửa hàng
bởi sự u sầu tiếc nuối những con Chimère
– Tôi nói với bà chuyện ấy bởi hồi nãy tôi nhận thấy bà ngước mắt nhìn
dải trang trí trên gờ tường cửa hàng, chúng gồm các bức họa nhỏ, cùng một
cỡ mà chúng tôi treo trên tường kia, ngay dưới trần nhà ấy.
– Sao mỗi bức lại trưng ra một quả táo vậy?
– Chính thế, đó là do Turing đấy. Nhà sáng chế máy tính đã vĩnh biệt bởi
cõi đời bằng một cách rất lập dị. Ngày mùng bảy tháng sáu năm 1954, ông
đã nhúng một quả táo vào trong dung dịch cyanure và đặt nó lên mặt bàn