tròn một chân. Sau đó ông họa một bức tranh ngay trên chiếc bàn ấy rồi ăn
luôn quả táo.
– Không đùa chứ hả!
Chuyện kể rằng chính vì lý do này mà lô-gô của hãng điện tử Apple là
một quả táo bị ngoạm. Đó chính là quả táo của Alan Turing đấy.
– Ô… ơ… chuyện này… ít ra thì tôi sẽ chết mà không bị mang tiếng là
đần.
– Và chúng tôi, Lucrèce nói tiếp, không bị mất gu thương gia, khi thằng
con út của chúng tôi chào đời thì chúng tôi đã chế ra bộ tự sát này.
– Cái gì vậy? bà khách bị thu hút tiến lại gần, hỏi.
Phu nhân Tuvache giảng giải:
– Trong chiếc túi bóng trong suốt này, bà nhìn thấy rõ có một tờ giấy vẽ
đặt sẵn vào khung, hai cây bút vẽ (một to, một nhỏ), vài tuýp màu và đương
nhiên là có quả táo. Cẩn thận nhé, nó đã được tẩm độc rồi đấy!… Và như
vậy, bà có thể tự tử theo cách của Alan Turing. Điều duy nhất mà chúng tôi
sẽ đề nghị bà, nếu như bà không có gì phản đối, đó là tặng lại cho chúng tôi
bức vẽ. Chúng tôi rất thích treo chúng ở đây. Đó là món quà lưu niệm cho
chúng tôi. Hơn nữa, quả là đẹp thật khi thấy tất cả những trái táo xếp ngay
ngắn dưới trần nhà. Chúng rất hợp với nền gạch hoa Delf lát dưới sàn.
Chúng tôi đã có bảy mươi hai bức. Khi khách hàng đợi ở quầy thanh toán,
họ có thể chiêm ngưỡng cuộc triển lãm.
Và đó chính là điều bà khách đang làm:
– Có tất cả các phong cách…
– Đúng thế, một số quả táo theo trường phái lập thể, một số khác trừu
tượng. Quả màu xanh lam kia kìa, là tác phẩm của một người bị loạn sắc thể
đấy.
– Tôi sẽ lấy bộ tự vẫn này, bà khách to béo đeo trái tim đập theo nhịp
một khúc điếu ca thở hắt ra nói. Nó sẽ hoàn thiện thêm cho bộ sưu tập của