chung chạ chăn gối với Vương, và tự xưng là Vu-sơn thần nữ : thần nữ ở
núi Vu-sơn. Lại nói: mỗi buổi mai thần nữ làm mây, buổi chiều làm mưa ở
núi Vu-sơn. Về sau Vương nghiệm xen quả thật như lời Thần nữ nói trong
giấc mộng, bèn lập đền thờ Thần nữ ở chân núi Vu-sơn. Bởi điển ấy người
sau dùng chữ "vân" "mây mưa" mà ví sự trai gái chăn-gối chưng chạ ấp-
yêu. Hoặc dùng chữ non Thần, non Vu, đỉnh Giáp, đều nghĩa ấy.
cá lờ-đờ lặn: Sách Trang tử nói : sắc đẹp nàng Vương Tường và Lệ Cơ đẹp
dến nỗi con cá thấy phải chìm lặn, con nhạn thấy phải bay cao, tức chữ
"Trầm ngư lạc nhạn" : cá lặn nhạn sa, ý nói đẹp quá con cá con nhạn đều
phải tránh bay cao . Người sau đổi chữ bay cao làm chữ sa xuống mà nói:
"cá lặn nhạn sa".
nhạn ngẩn-ngơ sa: Xem chú thich số 12 ở trên.
Tây Thi, Hằng Nga: tên người con gái quê làm vải sợi, giặt vải sợi, ở thôn
Trữ-la, có sắc đẹp tuyệt thế. Đời Xuân thu vua Việt-vương là Câu Tiễn bị
thua vua Ngô-vương ở đất Cối-kê, sau mưu thần của Việt-vương là Phạm
Lãi mua nàng Tây Thi về dạy ca múa thành tài, rồi đem dâng vua Ngô là
Phù Sai tại nơi điện Cô-tô. Phù sai yêu nàng, mê say phải mất nước. Về sau
Phạm Lãi đem Tây Thi đi chơi cảnh Ngũ Hồ mất tích.
"Hằng Nga" nguyên là vợ chàng Hậu Ngại đời vua Hoàng đế. Ngại học
tiên, cầu được thuốc trường sinh bị Hằng Nga uống trộm thành tiên bay lên
cung trăng (Liệt tiên truyện)
Tây Thi và Hằng Nga là hai người có nhan-sắc tuyệt thế.
Câu cẩm-tú:Cẩm-tú là gấm thêu
họ Lý: tức là Lý Bạch là một thi-nhân đời Đường, có tiếng giỏi văn-
chương xưng là "miệng gấm lòng thêu" (tú khẩu cẩm tâm) Lý Bạch hiệu là
Thanh Liên. "Chàng Vương" là Vương Duy có tài vẽ khéo thơ hay, trong
thơ có vẽ có thơ. Vương Duy hiệu là Ma Cật. "Lý Bạch, Vương Duy" là hai
nhà thơ hay vẽ khéo đời Đương.
đan-thanh:Sắc đỏ sắc xanh
Lưu Linh: sinh ra khoảng cuối đời Tấn, người đất Bái, tự là Bá Luân. Có
tính phóng-khoáng hay uống rượu, cùng ông Nguyễn Tịch, Khê Khương
kết bạn thân, có làm bài Tửu đức tụng chúc tụng đức tính của rượu. Ông