làm quan với nước Tấn đến chức Kiến-oai tướng-quân.
Đế Thích: tên Lý Chế là một sư có tài đánh cờ vây (cờ tiên) rất cao. Chưa
rõ ở đời nào
tri-âm:người tinh-sành âm-luật, gọi là tri-âm. Cổ-thi có câu :"Bất tích ca
giả khổ, đãn thương tri-âm hy" : không tiếc người hát khó nhọc, chỉ đau-
đớn người tri-âm ít mà thôi.
Tư-mã: Tư-mã Tương Như người ở Thành-đô đời Hán, có tài học giỏi đàn
hay, đã đàn khúc Phụng Cầu làm cho nàng Trác văn Quân bỏ nhà theo làm
vợ
Tiêu-lang:chàng Tiêu, tức Tiêu Sử đời Xuân-thu, có tài thổi ống tiêu như
tiếng chim phụng kêu; dạy nghề ấy cho vợ, là con ông Mục-công nước Tần
là nàng Lộng Ngọc thành tài. Có chim phụng bay xuống, hai vợ chồng cỡi
phụng bay lên trời thành tiên (chuyện chép ở Liệt-tiên-truyện).
Bệnh Tề Tuyên:Vua Tuyên-vương nước Tề trong khi nói chuyện trị nước
(chính-trị) với thầy Mạnh-tử, có nói câu "quả-nhân hữu-tật, quả nhân hiếu
sắc :kẻ quả-nhân (tụ xưng) này có tật, kẻ quả-nhân này ưa sắc". Đó chỉ là
một câu nói ví-dụ ở trong việc chính-trị, mà đây dùng lối "đoạn chương thủ
nghĩa" (cắt câu lấy nghĩa) cho thêm lý-thú khôi-hài. Bệnh Tề Tuyên đã nổi
lên, tức bệnh ưa sắc đẹp của một đấng quân-vương.
khuynh thành:sắc đẹp đàn làm đến nỗi nghiêng thành nghiêng nước
bắn sẻ: bởi chữ tước-bình. Tước là con sẻ hoặc con công. Bình là bức tranh
chắn gió. Đây dùng tích chọn rể. Sách Đường-thư chép : cha bà Đậu Hậu là
ông Nghị chọn rể, bèn vẽ con công trên một bức bình-phong, để những con
nhà quí-phái ai bắn trúng con mắt chim ấy thì được gả con. Sau đã có lắm
người bắn không trúng. Cuối cùng là Đường Cao-tổ (khi chưa làm vua) bắn
trúng, được vợ tức Đậu Hậu. Về sau dùng tích ấy là sự chọn rể. Tước là con
công ( khổng-tước) hay chim sẻ. Đây dùng chữ bắn sẻ, vì chữ Tước có hai
nghĩa con công, con sẻ.
mong sao: là trông ngôi sao trên trời Bởi chữ Tinh-kỳ ở Kinh Thi nói sự
thành hôn, nên lễ cưới vợ có câu : " Trù mâu thúc tân, tam tinh tại thiên,
kim tịch hà tịch, kiến thử lương-nhân,: Chăm chỉ bó củi,trông ba ngôi sao
trên trời. Đêm này hay là đêm nào, sẽ thấy người bạn lành của ta; ý nói khi