{trên trời đám mây nổi như cái áo trắng,
bỗng chốc hóa hình con chó xanh (xám)}.
Ý nói sự biến chuyển nhanh-chóng của mây.Về sau đem ví sự thay-đổi trên
đời.
Giấc Nam-kha: bởi chữ Nam Kha mộng, giấc mộng ở cành hướng nam.
Tên một bài ký của Lý công Tá đời đường chép rằng:
Thuần vu Phần chiêm bao đến nước Hoè-an được quốc-vương cho làm
chức Thái-thú và gả con gái cho, đủ mọi sự vinh-hiển; sau bị thua trận, lại
vợ chết và bị ông gia nghi-kỵ cho về, bỗng tỉnh giấc, thấy mình ngủ dưới
gốc cây hòe, dưới nhánh hòe hướng nam có cái hang kiến, mới sục tỉnh-ngộ
là mình chiêm bao vào nơi hang ấy.
Về sau dùng điển ấy ví sự vinh hoa là giấc mộng.
Sân đào-lý: bởi chữ Đào lý viên là một nơi danh thắng ở kinh-đô Tràng an
xưa, mà Lý Bạch đã cùng các bạn văn-chương hôi họp làm bài tự rất nổi
tiếng. Dùng vườn Đào lý nghĩa bóng nơi hội họp khách văn-vật tài-ba.
Đào-lý cũng có nghĩa là kẻ quan-lại có tài năng, nên có lời công-chúng
khen là : Đào lý trong thiên hạ đều ở nơi cửa ngài mà ra. " thiên-hạ đào-lý
tận tại công-môn"
Nền đỉnh-chung: Đỉnh là cái vạc. Chung là cái chuông, nhà quyền-quí có
đông người, phải dùng cái vạc mà nấu ăn, dùng cái chuông mà gọi người ăn
cơm. Dùng chữ Đỉnh-chung hoặc Chung-đỉnh, Chuông vạc đều là một
nghĩa như nhau.
Cái quay: bởi chữ Luân hồi, bánh xe quay, là cái máy quay của tạo-hóa;
nhà Phật nói : chúng-sinh ở trong thế giới, từ khi đầu tiên đến nay cứ bị
quay xoay vần trong lục đạo hết kiếp này đến kiếp kia mãi, như cái bánh xe
quay mãi không thôi. Chỉ có kẻ tu hành đắc đạo mới thoát khỏi luân-hồi ấy.
Thệ-thủy: là nước chảy. Cầu thệ-thụy bởi lấy chữ ở sách Luận-ngữ, Đức
Khổng Tử đứng trên sông mà nói rằng :
Thệ giả như ty phù, bất xả trú dạ :
(nước chảy như vậy chẳng dứt cả đêm liền ngày)
Ý nói sự hóa-sinh của trời đất nó tiếp tục nhau không bao giờ thôi, như
nước chảy vậy. Đó là lẽ đạo-thể bày tỏ thí-dụ ở nước chảy cho ta thấy.