Thơ Đỗ Phủ : Bích ngô thê lão phụng-hoàng chi : Cành Ngô-bích là cành
chim phụng đậu đã già rồi.
bi thu: là sự thương phong vật mùa thu có vẻ tiêu-điều ở non sông cây cỏ,
kẽ văn sĩ thi-ông thường cảm khái yêu mến. Thơ Đỗ Phủ : Vạn lý bi thu
thường tách khách : Thương mùa thu thường làm khách xa muôm dặm.
cô phòng: phòng lẻ loi một mình.
vân-mồng: là tin tức ngóng trông, tăm-hơi tin-tức.
thê-lương: lạnh-lẽo.
phi-huỳnh: con đom-đóm bay.
bóng thỏ: bởi chữ thố-ảnh. Theo lời tục truyền : trong mặt trăng có con thỏ,
con cóc. Vậy bóng thỏ là bóng trăng. Thiềm-ảnh bóng con cóc- Ngân
thiềm, đều một nghĩa.
tiểu đòi: tiểu hầu, là đứa tớ gái nhỏ.
quyên: là chim đỗ quyên. Đỗ-quyên hay là Đỗ vũ là con chim giống chim
ò-ho, tu-hú, thường kêu suốt đêm ngày. Sách Hoa-Dương quốc-chí chép :
Vua Đỗ Vũ nước Thục mất nước chết hóa chim Đỗ-quyên.
Thơ bà huyện Thanh-quan qua đèo Ngang " nhớ nước đau lòng con quốc-
quốc.
thương xuân: một khúc hát tự than-van đời người chậm-trễ sự hanh-thông.
Chuyện Phạm Thận ở Nam-sử chép : Ông ấy mới 29 tuổi mà tóc bạc phơ,
chẳng gặp thời vận, bèn đặt khúc "Thương xuân" tự than mình.
sương-khuê: là nơi phòng đàn-bà góa chồng ở.
thúy-điện: là nơi đền cung-phi ở thường màu túy (xanh pha lục) như túy-
lâu, lầu túy. Tuý-dịch nơi viện tuý.- Tuý-hoa cái kiệu vua đi v.v...Túy-dịch
nơi viện túy- túy-hoa cái kiệu vua đi v. v..
quyền-môn: nơi cửa quyền, tức nơi nhà vua quan có oai-quyền thì gọi là
cửa quyền.
cửa quyền ôi: nơi cửa quyền nguội lạnh hẩm hiu, không có vẻ náo nhiệt.
gieo cành: là rơi-rụng ra khỏi cành, hoa gieo cành là hoa rụng. Hoa rụng có
chữ Phiên-hủ hoa, hoa rơi vào rảnh bùn nhơ. Nam-Sử chép chuyện Phạm
Thận nói với Cảnh-lăng-vương rằng : "Người sinh ở đời như cái hoa, khi
sinh ra, cùng sinh rồi cùng nở, khi rụng thì có cái hoa may-mắn bay vào nơi