kéo theo việc cấm các nhóm, phái; việc cấm các nhóm, phái dẫn đến việc
cấm suy nghĩ khác với lãnh đạo là người không thể sai lầm. Quan niệm
nguyên khối có tính chất cảnh sát của đảng đem lại hệ quả là sự không bị
trừng phạt đối với quan liêu, cái này đến lượt nó trở thành nguyên nhân của
mọi sự đồi bại và hủ hóa.
Những Nguyên Nhân Xã Hội Của Tecmiđo
Chúng tôi đã định nghĩa Tecmiđo Xô viết là thắng lợi của bọn quan
liêu đối với quần chúng. Chúng tôi đã cố ráng nêu lên những điều kiện lịch
sử của thắng lợi đó. Đội ngũ tiền phong cách mạng của vô sản một phần bị
thu hút vào các cơ quan Nhà nước và dần dần suy thoái, một phần chết
trong nội chiến, một phần bị loại trừ và chà đạp. Quần chúng mệt mỏi và
thất vọng trở nên thờ ơ với những gì xảy ra trong các giới lãnh đạo. Những
điều kiện ấy, dù là rất quan trọng, hoàn toàn không đủ để giải thích cho
chúng ta bằng cách nào tầng lớp quan liêu đã vượt lên trên xã hội, và nắm
được lâu dài trong tay vận mệnh của xã hội; chỉ do ý chí của họ mà thôi thì
dù sao cũng không đủ; sự hình thành một tầng lớp lãnh đạo mới phải có
những nguyên nhân xã hội sâu xa hơn.
Sự mệt mỏi của quần chúng và sự sa đọa của cán bộ trong thế kỷ
XVIII cũng đã góp phần vào sự thắng lợi của bọn Giacôbanh Técmiđo.
Nhưng một quá trình hữu cơ và lịch sử rộng hơn đã hình thành những hiện
tượng tuy là thứ yếu ấy. Những người Giacôbanh dựa vào những tầng lớp
dưới của giai cấp tiểu tư sản, được làn sóng mạnh mẽ nâng lên. Thế nhưng
cuộc cách mạng Pháp thế kỷ XVIII, đáp ứng sự phát triển của các lực
lượng sản xuất, đã kết liễu bằng việc đưa giai cấp tư sản nắm chính quyền.
Tecmiđo chỉ là một trong những giai đoạn của cuộc tiến hóa không tránh
khỏi ấy. Vậy thì Tecmiđo Xô viết biểu thị một sự bức thiết xã hội nào?
Trong một chương trên chúng tôi đã thử đưa ra một cách giải thích
thắng lợi của anh sen đầm. Tình thế bắt buộc chúng tôi phải tiếp tục ở đây