việc phân tích những điều kiện của sự chuyển biến từ chủ nghĩa tư bản lên
chủ nghĩa xã hội và vai trò của Nhà nước trong đó. Chúng ta hãy đối chiếu
một lần nữa sự dự kiến lý thuyết và thực tế. Năm 1917 Lênin viết về giai
đoạn tiếp theo, sau khi cướp được chính quyền: “Vẫn còn cần thiết phải
cưỡng bức giai cấp tư sản, nhưng cơ quan của sự cưỡng bức đó đã bao gồm
đại đa số nhân dân và không phải là thiểu số nữa như từ trước đến nay…
Theo ý nghĩ này, Nhà nước bắt đầu tàn lụi.” Sự tàn lụi ấy biểu thị bằng cách
nào? Trước hết bằng cách không do những “thể chế đặc biệt thuộc về phía
thiểu số đặc quyền” (viên chức có đặc quyền, chỉ huy quân đội thường
trực), mà là do đại đa số có thể tự mình “hoàn thành” các chức năng cưỡng
bức. Lênin trong một đoạn xa hơn, nêu lên một luận đề xác đáng dưới dạng
tiên đề: “Các chức năng của quyền lực càng thuộc về toàn dân được bao
nhiêu thì quyền lực ấy càng kém cần thiết đi bấy nhiêu.” Sự xóa bỏ tư hữu
về phương diện sản xuất loại trừ được nhiệm vụ chính của Nhà nước đã
được lịch sử xác nhận: sự bảo vệ những quyền lợi sở hữu của thiểu số
chống lại tối đại đa số.
Theo Lênin, sự tiêu vong của Nhà nước bắt đầu từ sau ngày trưng
dụng tiến hành do những người đi trưng dụng, có nghĩa là trước khi chế độ
mới thi hành các nhiệm vụ kinh tế và văn hóa của nó. Mỗi thành công trong
sự thực hiện các nhiệm vụ ấy là một giai đoạn mới của sự tiêu tan Nhà
nước vào xã hội xã hội chủ nghĩa. Mức độ của sự tiêu tan đó là chỉ số tốt
nhất về độ sâu rộng và hiệu quả của việc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Người
ta có thể trình bày một định lý xã hội học như sau: sức cưỡng bức của quần
chúng trong Nhà nước lao động tiến theo tỷ lệ một chiều với các lực lượng
đi đến bóc lột hoặc phục hồi chủ nghĩa tư bản và tỷ lệ ngược chiều với sự
đoàn kết xã hội và sự tận tụy chung đối với chế độ mới. Lớp quan liêu – nói
cách khác, “những viên chức có đặc lợi đặc quyền và đám chỉ huy quân đội
thường trực” – thi hành một loại cưỡng bức mà quần chúng không thể hoặc
không muốn áp dụng và nó tác động chống lại họ bằng cách này hay cách
khác.
Nếu sức mạnh và tính độc lập của các Xô viết dân chủ vẫn còn duy
trì cho đến hôm nay, và đồng thời vẫn tiếp tục sử dụng cưỡng bức như