không chối cãi được của công nghiệp hóa, đã tập thể hóa được đại đa số
nông dân, người ta không thể thừa nhận một lời phê phán nào đối với
những người lãnh đạo không thể bãi miễn? Tại sao bất cứ người bônsêvich
nào dám, đúng theo điều lệ của đảng, đòi triệu tập một đại hội liền bị khai
trừ ngay? Bất cứ công dân nào dám nói to lên những nghi ngờ về sự bất khả
sai lầm của Stalun thì sẽ bị đối xử ngay như một tên bạo loạn? Từ đâu mà
có cái sức mạnh đàn áp khủng khiếp, quái gở, không chịu đựng nổi, của cái
bộ máy mật vụ ấy?
Lý thuyết không phải là một hối phiếu người ta muốn đòi trả lúc
nào cũng được. Nếu nó sai thì phải xét nó lại hoặc bổ sung những chỗ thiếu
sót. Chúng ta hãy vén bức màn che những lực lượng xã hội có thật đã làm
nảy sinh mâu thuẫn giữa thực tiễn Xô viết và chủ nghĩa mácxít truyền
thống. Dù sao, người ta không thể đi lang thang trong đêm tối lẩm nhẩm
những câu kinh kệ, có lẽ có ích cho uy tín các lãnh tụ nhưng lại chửi rủa
thực tế sống động. Chúng ta sẽ thấy nhờ một thí dụ có sức thuyết phục.
Tháng giêng năm 1936, chủ tịch hội đồng dân ủy nhân dân tuyên bố
ở Thường vụ: “Nền kinh tế quốc dân đã trở thành xã hội chủ nghĩa (vỗ tay).
Về phương diện đó, chúng ta đã giải quyết vấn đề thanh toán các giai cấp
(vỗ tay).” Nhưng quá khứ còn để lại cho chúng ta “những nhân tố hết sức
thù địch”, tàn dư của những giai cấp thống trị trước đây. Trong đám lao
động ở các nông trường, viên chức Nhà nước, đôi khi cả trong công nhân
người ta còn thấy những tên “đầu cơ nhỏ mọn”, những tên “lãng phí của cải
Nhà nước và các nông trường tập thể”, những tên “đồn đại những chuyện
ngồi lê đôi mách bài xích Xô viết”, v.v… Từ đó phải củng cố chuyên chính
hơn nữa. Trái với điều trông đợi của Angghen, Nhà nước công nhân, đáng
lẽ “thiếp đi” thì ngày càng phải cảnh giác hơn.
Bức tranh của chủ tịch quốc gia Xô viết vẽ ra đáng lẽ phải làm yên
tâm đến cao độ nếu nó không chứa đựng một mâu thuẫn nguy hiểm. Chủ
nghĩa xã hội đã được thiết lập hoàn toàn trong nước: “ở phương diện này”
các giai cấp đã bị thủ tiêu (nếu ở phương diện đó chúng bị thủ tiêu thì
chúng cũng bị thủ tiêu ở bất cứ phương diện nào). Hẳn là sự hài hòa xã hội
đó đây còn bị vẩn đục vì những xỉ cặn và tàn tích của quá khứ. Nhưng