họ, trước mắt dân chúng. Họ vẫn phải giả dối, đem chủ nghĩa mác xít ra
tuyên truyền, trong lúc họ áp dụng chủ nghĩa này dưới lăng kính quan liêu
của họ. Về mọi phương diện, tinh thần cũng như vật chất, đời sống của
quan liêu khác biệt với đời sống của lao động, ngoài việc họ ăn bám lao
động như những ký sinh trùng!
Khác với giai cấp tư sản có quyền tư hữu, làm giàu, quan liêu có
quyền hưởng thụ, không có quyền thuê mướn, bóc lột nhân công, trở thành
triệu phú. Triển vọng số đông trong đám họ là có sự ổn định trong đời sống,
tránh khỏi những bất trắc do chính thể của Stalin luôn luôn gây ra cho họ.
Đứng trước sự sụp đổ của nền kinh tế tập thể do sự quản lý quan liêu của
họ làm ra, họ nhận thấy không còn lối nào thoát ngoài việc tự mình chuyển
hóa thành giai cấp tư sản. Họ sẽ có quyền tự do tích lũy tư bản, có quyền
công khai xây dựng những xí nghiệp tư gia, có quyền công khai tuyên bố lý
tưởng của mình như mọi giai cấp khác. Họ cần phải cắt mối giây ràng buộc
họ với giai cấp lao động, đoạn tuyệt với Cách mạng Tháng mười mà họ đã
lạm dụng danh nghĩa và uy tín trong vòng hơn nửa thế kỷ!
Cũng như mọi tầng lớp xã hội khác, tầng lớp quan liêu phát triển
không đồng đều. Hàng ngũ họ bao gồm nhiều cấp bậc. Do đó có nhiều
khuynh hướng khác nhau. Nếu đại đa số
muốn trở thành tư sản, một
thiểu số, gọi là “bảo thủ”, vẫn còn luyến tiếc quá khứ. Lớp người này lo sợ
ngày mai không biết có duy trì được đặc lợi đặc quyền mà họ đang có?
Trong đám đa số, gọi là “đổi mới” cũng phân chia hai ba khuynh hướng.
Có người muốn “đổi mới” nhanh. Có người muốn chậm. Có hạng người
thứ ba muốn điều hòa nhanh chậm để tránh đổ vỡ và nhất là tránh sự phản
đối mạnh mẽ của quần chúng.
Bản chất sâu xa của quan liêu là bảo thủ. Họ sợ những gì mới,
những gì mà họ chưa kiểm soát được. Họ sợ nhất là các phong trào tự phát
và độc lập của quần chúng! Kêu gọi quần chúng xuống đường lật đổ chế độ
cũ là một hành động “mạo hiểm” đối với họ. Mạo hiểm vì tình hình có thể