vấn đề về Liên xô. Không thể hiểu nổi sự sụp đổ của Liên xô, nếu không có
sự nhận xét minh bạch về quan liêu. Một lẽ giản dị: quan liêu chứ không
phải chủ nghĩa mác xít đã gây nên sự sụp đổ này.
Thời Mác, thời Lênin, quan liêu chỉ là một khái niệm trừu tượng.
Hai ông chưa có điều kiện cụ thể để nhận xét. Công trình của Trôtski là đã
khai thác vấn đề, phân tích và phê phán theo phương pháp khoa học và biện
chứng. Ông đã đóng góp một phần không nhỏ vào gia tài của chủ nghĩa
mác xít.
Trong nhiều tác phẩm, Trôtski trình bày một cách có hệ thống tính
chất của quan liêu, sự thành hình và sự trở nên của nó. Dưới mắt ông, quan
liêu không phải là một thói tục, một tư cách xử sự trong công việc hành
chánh hay bàn giấy. Thứ quan liêu này ở chế độ nào, dưới bầu trời nào
cũng có. Quan liêu mà ông nói là một “phạm trù xã hội” (catégorie sociale)
xuất hiện từ sau Cách mạng Tháng mười. Đó là một tầng lớp gồm hàng
ngàn hàng vạn người
nắm giữ những chức vụ then chốt trong các cơ
quan Đảng, Nhà nước, nghiệp đoàn, cùng các tổ chức quần chúng.
Sự phát sinh ra tầng lớp quan liêu đó không do lý thuyết hay
chương trình mà do các điều kiện vật chất, kinh tế và xã hội, sự nghèo nàn
và lạc hậu của nước Nga, sự thấp kém về trình độ văn hóa và về nhân số vô
sản, sự suy sụp của lực lượng sản xuất, sự mệt mỏi của quần chúng và sự
tiêu hao lực lượng và nhân số các chiến sĩ, sau ba năm nội chiến và chiến
tranh chống can thiệp ngoại bang v.v... Thêm vào đó, sự thất bại của phong
trào cách mạng Đức 1918-23 và Hung gia lợi tiếp theo, sự chậm trễ của
cách mạng châu Âu mà ban lãnh đạo cách mạng Nga mong đợi để giải tỏa
vòng vây tư bản. Tất cả những yếu tố nói trên đã tạo ra điều kiện bất thuận
lợi cho cuộc đấu tranh cách mạng và thuận lợi cho sự xuất hiện một tầng
lớp quan liêu cơ hội, đứng ra chiếm giữ đặc quyền. Lớp người này cần có
một lãnh tụ tin cậy, có quá khứ cách mạng, đồng thời có bộ óc thiển cận, có
bản lãnh cương quyết, có mối dây liên hệ mật thiết với các cơ quan chính