chủ xô viết thời Lênin. Không có cuộc cách mạng chính trị này, Liên xô sẽ
tiến theo một trong hai giả thuyết: Một là nó sẽ bị một đảng tư sản lật đổ,
tái lập chế độ tư sản. Ở trường hợp này, đại bộ phận đẳng cấp quan liêu sẽ
tình nguyện trở thành tư sản. Hai là, do sự mâu thuẫn nội tại, quan liêu
phân hóa. Đa số sẽ tranh thủ thành lập chế độ tư sản. Quan liêu tự động
chuyển hóa thành giai cấp tư sản. Những gì đã xẩy ra gần đây chứng minh
cho giả thuyết thứ hai này của Trôtski.
Đúng là khi nền kinh tế Liên xô còn duy trì quốc hữu hóa, công
cộng hóa, kế hoạch hóa, độc quyền ngoại thương Nhà nước, tóm lại, còn
duy trì những thành quả của Cách mạng Tháng mười, chế độ Liên xô chưa
thể coi là chế độ tư sản, đẳng cấp quan liêu chưa thể coi là giai cấp tư sản.
Trong điều kiện ấy, Trôtski đã đem hết sức mình đấu tranh bảo vệ Liên xô,
đứng trước các cuộc tấn công của tư bản. Sự bảo vệ này chỉ có nghĩa bảo
vệ những thành quả của Cách mạng Tháng mười. Ngược lại, ông giữ toàn
quyền tự do chỉ trích chính sách của Stalin và ban lãnh đạo Liên xô, mà
theo ông, sẽ đi tới kết quả tiêu hủy những thành quả đó!
Hồi sinh thời, Trôtski đã từng luận chiến với hai ông Buyếch Nam
(Burnham) và Sát Man (Shachtman)
, hai học giả người Mỹ, về vấn đề
quan liêu và Liên xô. Cuộc luận chiến đã kết liễu bằng sự đoạn tuyệt chính
trị giữa đôi bên. Trong hàng ngũ Đệ tứ quốc tế, cứ từng thời kỳ, vấn đề này
lại được nêu ra, tranh cãi sôi nổi. Khuynh hướng thiểu số cho rằng quan
liêu ở Liên xô, với chính sách phản động của họ, đã trở thành giai cấp tư
sản kiểu mới; Liên xô trở thành một nước tư sản kiểu mới. Vấn đề bảo vệ
Liên xô không đặt ra nữa như thời Trôtski còn sống. Khuynh hướng đa số
vẫn duy trì lập trường cũ của Trôtski, khẳng định “bước nhảy biện chứng”
(saut dialectique) đó chưa trở thành hiện thực. Chính sách bảo vệ Liên xô
vẫn còn giá trị thời cuộc. Ngày nay, những diễn biến xẩy ra gần đây ở Liên
xô đã giải quyết vấn đề này.
Quan liêu và chính sách của quan liêu là vấn đề trọng tâm của mọi