một Nhà nước chuyên chế! Chính thể độc tài của Stalin phát sinh từ đó!
Hiến pháp 1936, tuyên dương giai cấp đã xóa bỏ, phân biệt giai cấp
không còn nữa. Liên Xô đã thực hiện xong giai đoạn kiến thiết chủ nghĩa
xã hội và bắt đầu bước vào giai đoạn kiến thiết chủ nghĩa cộng sản. Thực tế
hoàn toàn trái hẳn. Trôtski nói: “Trong những lãnh vực cơ bản, Liên xô
chưa có một tí gì gọi là chủ nghĩa xã hội”!
Đối với Trôtski, chủ nghĩa xã hội chỉ có thể gọi là thành công khi
nào năng suất lao động ở Liên xô cao hơn các nước tư bản tiên tiến nhất.
Như thế cũng chưa đủ, cần phải có một nền dân chủ xô viết đi song đôi.
Không có dân chủ xô viết, không thể có chủ nghĩa xã hội. Một trong các
biểu hiện của nền dân chủ xô viết là sự tiêu vong của Nhà nước, sự trao trả
quyền hành Nhà nước cho dân sự, sự tự quản lý của nhân dân trong việc
sản xuất.
Vì những lý do nói trên, chủ nghĩa xã hội không thể thực hiện lẻ loi
riêng biệt trong một xứ. Chỉ khi nào cách mạng xã hội lan ra các xứ tư bản
tiền tiến, lúc ấy mới có điều kiện thực hiện chủ nghĩa xã hội, giai đoạn đầu
của chủ nghĩa cộng sản.
Thuyết “chủ nghĩa xã hội thành công trong một xứ” của Stalin và
của quan liêu không những đi ngược lại những nguyên lý của chủ nghĩa
mác xít mà nó còn là một sự lừa đảo có ý nghĩa đối với lao động và nhân
dân thế giới. Nó đã gây ra các đổ vỡ như ta đã thấy!
Đối với Trôtski, Liên xô là một chế độ giao thời giữa chủ nghĩa tư
bản và chủ nghĩa xã hội. Là giao thời, chế độ này có thể tiến đến chủ nghĩa
xã hội hoặc trở lại chủ nghĩa tư bản, theo điều kiện biến chuyển quốc gia và
quốc tế! Theo ông, nó chứa chất nhiều mâu thuẫn trầm trọng, một cuộc
bùng nổ sẽ không tránh khỏi. Muốn cho Liên xô khỏi băng hoại, phải có
một cuộc cách mạng chính trị, lật đổ chính quyền quan liêu, tái lập nền dân