mạng, xuyên qua những vụ án bịa đặt, đẫm máu.
Mỗi cuộc cách mạng thường kéo theo sau một thời kỳ thoái bộ hay
phản cách mạng. Cuộc đại cách mạng tư sản Pháp 1789 đã kế tiếp bằng
Tháng Nóng (Thermidor) rồi đến Đế chế của Nã Phá Luân. Cách mạng vô
sản Nga cũng không tránh khỏi hiện tượng này.
Từ ngày lên chính quyền, Stalin và đẳng cấp quan liêu đã biến đổi
đảng Cộng sản Nga thành đảng quan liêu, các cơ quan xô viết thành hình
nộm, Nhà nước Chuyên chính vô sản thành Nhà nước Độc tài quan liêu.
Cuộc phản cách mạng chính trị này đã thay đổi diện mạo của Liên xô, tuy
không thay đổi tính chất của chế độ. Hạ tầng cơ sở do Cách mạng Tháng
mười để lại (quốc hữu hóa, công cộng hóa, kế hoạch hóa, độc quyền ngoại
thương Nhà nước v.v...) vẫn duy trì. Nhưng thượng tầng kiến trúc có những
thay đổi nghiêm trọng, khiến Nhà nước lao động bị suy thoái, biến dạng,
không còn là Nhà nước lao động đích thực của thời Lênin nữa. Ngoài mặt,
người ta vẫn tiếp tục tung hô Lênin và những khẩu hiệu của Lênin. Thực tế,
Liên xô không còn là Liên xô của những người đã sáng lập ra nó.
Đọc Cuộc Cách Mạng Bị Phản Bội của Trôtski, bạn đọc sẽ thấy
nhiều nguyên lý của chủ nghĩa mác xít đã bị quan liêu chà đạp, xuyên tạc.
Nhiều kết quả những cuộc đấu tranh của quần chúng đã bị tiêu tán hoặc bị
đe dọa. Trên nhiều lãnh vực cơ bản: chính trị, xã hội, quân đội, thanh niên,
văn hóa, ngoại giao, v.v..., Liên xô mỗi ngày xa rời chủ nghĩa xã hội.
Để thiết lập nền độc tài một đảng, quyền lực một lãnh tụ, Stalin và
đẳng cấp quan liêu đã thi hành luật lệ và các biện pháp thu hẹp quyền dân
chủ. Thanh niên bị tước đoạt quyền chính trị. Trí thức, văn nghệ sĩ bị bịt
mồm, bịt miệng. Dân chúng bị kiểm soát từng lời nói, ý nghĩ, việc làm. Xã
hội đầy rẫy những kẻ nịnh hót, tham ô, đầu cơ, trục lợi. Bọn hãnh tiến ngoi
lên. Người trung thực bị trù dập. Đảng và Nhà nước lựa chọn những người
đại diện cho mình, không lựa chọn theo khả năng mỗi người mà chỉ dựa