CUỘC CÁCH MẠNG BỊ PHẢN BỘI - Trang 175

động.
Cuộc phỏng vấn đáng ghi nhớ Stalin trả lời ông Rôi Hauớc (Roy
Howard), chủ tịch hội báo chí Cơrưp-Hauớc (Scripps-Howard
Newspapers), ngày 1 tháng ba 1935, là một tài liệu vô giá. Nó chứng tỏ sự
mù quáng của quan liêu trong những vấn đề quan trọng của chính trị thế
giới và sự giả dối của những quan hệ giữa các thủ lĩnh Liên xô và phong
trào lao động thế giới. Về câu hỏi: “Chiến tranh có phải là không tránh khỏi
không”? Stalin trả lời: “Tôi cho rằng lập trường của những người bạn của
Hòa bình đang được củng cố; họ có thể làm việc giữa ban ngày, họ được dư
luận quần chúng ủng hộ, họ có những phương tiện như là Hội Quốc liên”.
Chẳng có một tý ý nghĩa gì thực tiễn trong những lời nói này! Các quốc gia
tư sản không hề có chia ra là “bạn” và “thù” của hòa bình; lại càng không
có “hòa bình” tự thân nó. Mỗi nước đế quốc thì quan tâm duy trì hòa bình
của họ và càng quan tâm hơn khi cái hòa bình ấy trở tành gánh nặng cho
các địch thủ của họ. Công thức chung cho Stalin, Banđuynh (Baldwin),
Lêông Bơlom (Léon Blum) và những người khác: “Hòa bình sẽ thật sự
được bảo đảm nếu tất cả các quốc gia nhóm họp lại trong Hội Quốc liên để
bảo vệ nó”. Câu nói ấy chỉ có nghĩa hòa bình sẽ được bảo đảm nếu không
có lý do gì để xâm phạm đến nó. Ý kiến đó nhất định là đúng nhưng không
có gì phong phú. Các cường quốc đứng ngoài Hội Quốc liên rõ ràng thích
tự do hoạt động hơn là cái khái niệm trừu tượng: “hòa bình”. Tại sao họ
thích tự do hoạt động? Sẽ đến lúc họ chứng tỏ cho ta thấy những quốc gia
xin rút khỏi Hội Quốc liên như Nhật bản và Đức, hoặc “xin ra” tạm thời
như Ý, đều có những lý do đầy đủ. Sự ly khai của họ với Hội Quốc liên chỉ
làm thay đổi hình thức ngoại giao của những mâu thuẫn hiện có, nhưng
không đụng đến những mâu thuẫn ấy về cơ bản và cũng không đụng đến
bản chất của Hội Quốc liên. Những người yêu công bằng, thề trung thành
tuyệt đối với Hội Quốc liên có ý đồ kiên định lợi dụng hội này để duy trì
nền hòa bình của họ. Nhưng không có sự đồng thuận giữa họ với nhau.
Anh thì sẵn sàng kéo dài hòa bình bằng cách hy sinh quyền lợi của Pháp ở
châu Âu hoặc châu Phi. Pháp thì sẵn sàng hy sinh sự an ninh giao thông
đường biển của đế quốc Anh để được sự ủng hộ của Ý. Tuy nhiên, để bảo

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.