cách mạng, tư sản và phong kiến, mà còn làm những cuộc chiến tranh cách
mạng (tự vệ và tiến công) chống những cường quốc đế quốc chủ nghĩa”.
Gutxep trách cứ thủ lĩnh hồng quân chuẩn bị không đầy đủ để quân đội ấy
làm các nhiệm vụ quốc tế của nó.
Tác giả cuốn sách này viết trên báo
giải thích với đồng chí Gutxep rằng lực lượng vũ trang nước ngoài, trong
các cuộc cách mạng, chỉ đóng một vai trò trợ thủ, không phải vai trò chính;
nó chỉ có thể làm cho kết thúc được nhanh và thắng lợi dễ hơn, nếu có được
những điều kiện thuận lợi. “Sự can thiệp vũ trang có tác dụng như là cái mỏ
vịt (cái cặp thai) của bà đỡ; dùng đúng lúc, nó có thể rút ngắn cơn đau đẻ;
dùng sớm quá, nó chỉ đi đến chỗ làm sẩy thai” (5 tháng chạp 1929). Rất
tiếc chúng tôi không thể trình bày ở đây như thế nào cho thích hợp lịch sử
những tư tưởng của cái chương mục quan trọng này. Nhưng chúng ta ghi
nhớ rằng Tukhatsepski, ngày nay là nguyên soái, năm 1921, đề nghị tại đại
hội Quốc tế cộng sản, lập bên cạnh cơ quan Quốc tế cộng sản một “bộ tham
mưu quốc tế”: bức thư thú vị ấy hồi đó được công bố trong một tập bài
nhan đề Cuộc chiến tranh các giai cấp. Có năng khiếu chỉ huy nhưng quá
hăng hái, vị tướng ấy cần đọc một bài báo trả lời ông ta rằng “bộ tham mưu
quốc tế chỉ có thể tạo dựng bằng những bộ tham mưu quốc gia của những
Nhà nước vô sản khác nhau; nếu không phải vậy, một bộ tham mưu quốc tế
không tránh khỏi trở thành hài hước”. Stalin tránh hết sức sự xác định thái
độ của mình trong các vấn đề nguyên lý, nhất là các vấn đề mới, nhưng
nhiều người trong số chiến hữu sau này của y, trong những năm đó, đứng
về “phía tả” của lãnh đạo đảng và quân đội. Tư tưởng của họ gồm nhiều sự
cực đoan ngây ngô hoặc “những sự hiểu lầm hài hước”, nếu người ta ưa
dùng câu này. Không có cái đó, một cuộc đại cách mạng có thể làm được
không? Chúng tôi đã từng chỉ trích những tư tưởng “biếm họa” cực đoan
trong quan niệm quốc tế vô sản, trước khi quay mũi giáo chống cái lý
thuyết cũng không kém phần “biếm họa” và lố lăng của “chủ nghĩa xã hội
thành công trong riêng một nước”.
Ngược lại với những quan niệm hình thành sau khi nhìn lại dĩ vãng,
sinh hoạt tư tưởng bônsêvích rất sôi nổi đúng vào lúc gian nan nhất của
cuộc nội chiến. Những cuộc tranh luận rộng rãi nối tiếp nhau ở tất cả các