Chỉ sau khi hòa bình đã trở lại, người ta mới sắp xếp tập hợp những
khuynh hướng canh tân ấy thành một học thuyết. Một trong những tướng
giỏi của thời nội chiến, một người tù khổ sai chính trị cũ, Phơrundê đã có
sáng kiến đó, được sự ủng hộ của Vôrôsilôp và một phần của Tukhatsepski.
Xét đến cùng học thuyết “vô sản và chiến tranh” rất giống học thuyết “văn
hóa vô sản”, nó hoàn toàn nhất trí về tính cách sơ lược và siêu hình. Một
vài công trình của các tác giả ấy để lại, chứa đựng rất ít phương thức thực
tiễn và hoàn toàn không có gì mới. Những phương thức đó suy diễn từ một
định nghĩa rập khuôn về giai cấp vô sản, giai cấp quốc tế đang thời tiến
công, có nghĩa là một suy diễn tư duy trừu tượng thuộc tâm lý chứ không
xuất phát từ những điều kiện thực tế của không gian và thời gian. Chủ
nghĩa Mác được suy tôn trong từng hàng chữ nhưng thật ra đã nhường chỗ
cho chủ nghĩa duy tâm thuần túy. Căn cứ vào tính chân thật của sự lạc
hướng đó, ta thấy ngay đó là mầm mống của sự tự mãn quan liêu muốn và
bắt người khác phải công nhận họ có khả năng làm ra những chuyện thần
kỳ lịch sử trong mọi lĩnh vực, không cần có sự chẩn bị đặc biệt và không
cần cả đến cơ sở vật chất.
Thủ lĩnh quân đội
thời đó đã trả lời Phơrundê: “Về phía tôi, tôi
cũng tin rằng nếu một nước có một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa phát triển
buộc phải có chiến tranh với một nước tư sản, chiến lược của nó có thể sẽ
có một bộ mặt khác hẳn. Nhưng chúng ta không có lý do gì tưởng tượng
ngày hôm nay một chiến lược vô sản cho ngày mai. Phát triển được kinh tế
xã hội chủ nghĩa, nâng cao được trình độ văn hóa của quần chúng…, chúng
ta chắc chắn sẽ làm giàu được nghệ thuật quân sự bằng những phương pháp
mới”. Muốn thế, chúng ta hãy học tập có phương pháp các nước tư bản tiên
tiến, đừng mưu toan suy diễn “bằng những biện pháp lôgích, từ bản chất
cách mạng của giai cấp vô sản tìm ra một chiến lược mới” (mồng 1 tháng
tư 1922). Acsimet (Archimède) hứa nhấc bổng quả đất, miễn người ta cho
ông ta một điểm tựa. Nói hay lắm. Nhưng nếu người ta cho ông điểm tựa,
ông sẽ thấy còn thiếu đòn bẩy. Cách mạng thành công cho chúng ta một
điểm tựa mới. Nhưng muốn nhấc bổng thế giới, còn phải có những đòn bẩy.
“Học thuyết vô sản chiến tranh” bị đảng khước từ cũng như chị cả