của nó là học thuyết về “văn hóa vô sản”. Sau đó số phận của chúng lại
khác nhau. Stalin và Bukharin lại giương ngọn cờ “văn hóa vô sản”, không
có kết quả đáng kể, trong bảy năm từ khi tuyên bố chủ nghĩa xã hội thành
công trong riêng một nước, đến khi thanh toán tất cả các giai cấp (1924 –
1931). “Học thuyết vô sản về chiến tranh”, ngược lại, không hề có sự hồi
sinh, mặc dầu những người xướng xuất cũ đã khá nhanh chóng nắm được
chính quyền. Sự khác nhau về số phận của hai học thuyết rất bà con với
nhau ấy biểu hiện nét rất đặc thù của xã hội xô viết. “Văn hóa vô sản” bao
hàm những yếu tố không đo lường được và tầng lớp quan liêu ban bố cái đó
rộng rãi cho giai cấp vô sản, bù cho việc họ đã gạt bỏ thô bạo vô sản ra
khỏi chính quyền. Học thuyết quân sự trái lại đụng chạm thiết thân đến
quyền lợi quốc phòng và quyền lợi của tầng lớp lãnh đạo. Không còn chỗ
cho những mơ tưởng ngông cuồng. Những cựu địch thủ của việc sử dụng
các cựu tướng tá (Sa hoàng) trong một thời gian đã trở thành tướng tá;
những người xướng xuất bộ tham mưu quốc tế đã dịu đi dưới sự bảo trợ
của “bộ tham mưu trong riêng một nước”, học thuyết “an ninh tập thể” thay
thế học thuyết “chiến tranh các giai cấp”; viễn cảnh cách mạng thế giới
nhường chỗ cho việc tôn sùng nguyên trạng. Để gây lòng tin cho những
đồng minh giả thiết và đừng chọc tức quá quân thù, phải làm ra vẻ hết sức
giống quân đội tư bản và bằng mọi giá không khác biệt đối với họ. Tuy
nhiên, những thay đổi về học thuyết và về bộ mặt lại che lấp những quá
trình xã hội có tầm quan trọng lịch sử. Năm 1935 đánh dấu trong hàng ngũ
quân đội một cuộc đảo chính kép: đối với hệ thống dân quân tự vệ và đối
với cán bộ.
Thanh Toán Các Dân Quân Tự Vệ Và Phục Hồi Các Cấp Bậc
Sau gần hai mươi năm cách mạng, các lực lượng vũ trang Liên xô
đã đáp ứng đến chừng mực nào so với mẫu hình mong muốn của chương
trình đảng bônsêvích?
Phù hợp với cương lĩnh của đảng, quân đội của chuyên chính vô sản
phải “có tính giai cấp rõ ràng, có nghĩa là chỉ bao gồm vô sản và nông dân