sử cho thấy, nhất là trong một lĩnh vực quan trọng hơn mọi lĩnh vực nào
khác, không có chuyện nói đùa, người ta chỉ giành được “ở chung cuộc và
không thể thay đổi” những gì mà cơ sở sản xuất của xã hội có thể bảo đảm.
Sự rơi tụt từ 74% xuống 23% dù sao cũng thái quá. Phải tin rằng nó
không thể xảy ra mà không có một áp lực “thân hữu” của bộ tham mưu
Pháp. Lại còn có lẽ đúng hơn là đẳng cấp quan liêu đã nhân cơ hội thuận
tiện vất đi cho xong cái hệ thống ấy vì lý do chính trị một phần rất lớn. Các
đơn vị địa phương theo định nghĩa của nó là phải trực thuộc nhân dân và
đứng về quan điểm xã hội chủ nghĩa, đó là lợi thế của dân quân tự vệ;
nhưng đó cũng là thế không hay cho quan liêu, đứng về quan điểm của
Kơremlanh. Đúng vậy, bởi vì sợ một sự quá gần gũi giữa quân đội và nhân
dân mà các nhà cầm quyền các nước tư bản tiên tiến - ở đó về mặt kỹ thuật,
hệ thống dân quân hoàn toàn có thể thực hiện được - khước từ việc thành
lập dân quân tự vệ. Sự sôi sục trong hồng quân trong thời gian thực hiện kế
hoạch năm năm lần thứ nhất chắc chắn lại tạo thêm một cớ nữa về sự cải tổ
các đơn vị quân đội địa phương.
Giả thuyết của chúng tôi chắc chắn sẽ được chứng thực do một biểu
đồ cho biết thành phần hồng quân trước và sau cải tổ; nhưng chúng tôi
không có biểu đồ ấy và nếu có, chúng tôi cũng không tự cho phép được
bình phẩm ở đây. Một việc cũng hiển nhiên, chỉ có thể có một cách giải
thích: giữa lúc chính phủ Liên xô giảm đi 51% sự quan trọng đặc biệt của
dân quân địa phương, chính phủ lại tái thiết các đơn vị cô dắc là những
quân đội địa phương duy nhất dưới chế độ cũ! Kỵ binh bao giờ cũng được
ưu đãi và là nhân tố thủ cựu của quân đội. Ngày xưa những người côdắc là
bộ phận bảo thủ nhất của kỵ binh. Trong chiến tranh và cách mạng, họ là
lực lượng cảnh sát đầu tiên của Sa hoàng, sau này là của Kêrenski. Dưới
chế độ xô viết, họ vẫn là những người Văng đêen (bảo hoàng) không có
thay đổi. Công cuộc tập thể hóa, tiến hành trong đám họ với một bạo lực
đặc biệt, không làm thay đổi tập tục và tâm tính của họ. Ngược lại, luật
pháp cho phép họ, với danh nghĩa ngoại lệ, quyền có ngựa. Lẽ tự nhiên,
cũng không thiếu những đặc ân khác. Các kỵ sĩ vùng thảo nguyên một lần
nữa lại đứng về phía những kẻ có đặc quyền, chống lại những người bất