CUỘC CÁCH MẠNG BỊ PHẢN BỘI - Trang 197

nước. Về phương diện đó, những ưu thế của Liên xô lớn vô cùng so với
nước Nga cũ. Chúng tôi đã trình bày chính trong lĩnh vực quân sự mà cho
tới nay nền kinh tế kế hoạch hóa đã đem lại kết quả khả quan nhất. Công
nghiệp hóa những vùng xa xôi, chủ yếu là miền Xibêri, đã đem lại cho các
miền thảo nguyên và rừng một tầm quan trọng mới. Tuy nhiên Liên xô vẫn
là một nước lạc hậu. Năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm xấu,
giao thông vận tải yếu chỉ mới được bù một phần do diện tích, tài nguyên
thiên nhiên phong phú và dân số. Thời bình, việc so sánh các lực lượng
kinh tế của các hệ thống xã hội đối lập có thể tạm gác - một giai đoạn dài
nhưng không phải đến cùng - bởi những sáng kiến chính trị và chủ yếu nhờ
độc quyền ngoại thương. Thời chiến, thử thách là trực tiếp, trên các chiến
trường. Nguy cơ là từ chỗ đó.
Các cuộc thua trận, dù thông thường chúng gây ra những thay đổi
chính trị lớn, nhưng còn xa mới dẫn đến những đảo lộn về kinh tế. Một chế
độ xã hội có một trình độ cao về văn hóa và sự giàu có lớn không thể bị lật
đổ bằng lưỡi lê. Trái lại, người ta thấy kẻ chiến thắng học theo lề thói của
kẻ chiến bại, nếu người này cao hơn người kia trong sự phát triển. Các hình
thức sở hữu chỉ có thể thay đổi do chiến tranh khi chúng mâu thuẫn nghiêm
trọng với các nền móng kinh tế trong nước. Việc Đức thua trận trong một
cuộc chiến tranh với Liên xô sẽ kéo theo không tránh khỏi sự Hitle sụp đổ
và cả hệ thống tư bản chủ nghĩa. Mặt khác, người ta cũng không thể nghi
ngờ sự thua trận sẽ không tai hại cho những người lãnh đạo Liên xô và cho
các nền móng xã hội của nước này. Sự bất ổn của chế độ hiện nay ở Đức là
do các lực lượng sản xuất của nó từ lâu đã vượt quá các hình thái sở hữu tư
bản chủ nghĩa. Ngược lại, sự bất ổn của chế độ xô viết, lại do các lực lượng
sản xuất của nó còn xa mới ngang tầm sở hữu xã hội chủ nghĩa. Nền móng
xã hội của Liên xô bị chiến tranh đe dọa vì lẽ ngay trong thời hòa bình
chúng đã cần phải có chế độ quan liêu và độc quyền ngoại thương, có nghĩa
là vì lý do những sự yếu kém của chúng.
Người ta có thể hy vọng Liên xô ra khỏi được cuộc chiến tranh sắp
tới mà không thất trận được không? Chúng ta hãy trả lời rõ ràng cho một
câu hỏi đã đặt ra hết sức rõ ràng: nếu chiến tranh chỉ là chiến tranh, thất bại

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.