Một điều đáng chú ý, những người cải tổ không nghĩ đến việc phải
đặt cho các quân hàm những tên gọi mới; ngược lại, rõ ràng họ cố bắt
chước phương Tây. Cũng dịp này, họ đã để lộ ra cái gót chân A-xin của họ
(tức chỗ yếu) khi họ không dám phục hồi lại hàm tướng (général), vì từ này
trong tiếng Nga bao hàm ý nghĩa quá mỉa mai. Báo chí Liên xô, bình luận
khóa phong chức năm thống soái – xin ghi chú, được lựa chọn do sự trung
thành của họ với Stalin hơn là do tài năng và công trạng – không quên nhắc
lại những tồi tệ của quân đội cũ Sa hoàng, như “tinh thần đẳng cấp, sự tôn
sùng cấp bậc và sự tôn ti nô lệ của nó”. Nhưng tại sao lại bắt chước nó một
cách hèn hạ như thế? Tầng lớp quan liêu đồng thời tạo ra đặc quyền đặc lợi,
đồng thời luôn luôn sử dụng những luận chứng xưa kia họ đã dùng để phá
hủy các đặc quyền, đặc lợi cũ. Như vậy sự hỗn xược trộn lẫn với sự nhút
nhát và bổ sung bằng những điều đạo đức giả ngày càng mạnh.
Sự phục hồi “tinh thần giai cấp, tôn sùng cấp bậc và tôn ti nô lệ”
cho dù có bất ngờ, chính phủ dường như không có sự lựa chọn. Sự bổ
nhiệm những người chỉ huy căn cứ vào phẩm chất cá nhân của họ chỉ có
thể thực hành nếu sự phê bình và sáng kiến được thể hiện tự do trong một
quân đội được công luận kiểm soát. Một kỷ luật chặt chẽ rất có thể hòa hợp
với một nền dân chủ rộng rãi và còn có thể dựa vào đó. Nhưng không có
quân đội nào lại có thể dân chủ hơn cái chế độ nuôi dưỡng nó. Chủ nghĩa
quan liêu, với tính thủ cựu và tự mãn, không xuất phát từ những nhu cầu
đặc biệt của tổ chức quân sự mà từ những nhu cầu chính trị của những
người lãnh đạo.
Những nhu cầu chính trị ấy được thể hiện trong quân đội đầy đủ
nhất. Sự phục hồi đẳng cấp sĩ quan, mười tám năm sau khi nó bị cách mạng
xóa bỏ, chứng tỏ một cách hùng hồn vực sâu ngăn cách giữa những người
lãnh đạo và bị lãnh đạo, quân đội đã mất đi những phẩm chất cơ bản để có
thể gọi là hồng quân
; thói vô sỉ của bọn quan liêu lấy suy thoái làm cơ
sở cho luật lệ.
Báo chí tư sản không lầm về ý nghĩa của cuộc phản cải tổ đó. Tờ Le
Temps ngày 25 tháng chín 1935 viết: “Sự thay đổi bên ngoài ấy là một
trong những dấu hiệu của cuộc thay đổi sâu sắc đang diễn ra hiện nay trong