còn thu hẹp hơn nữa so với “khu vực xã hội chủ nghĩa”. Theo các cơ quan
Nhà nước, nông dân cá thể và thợ thủ công hiện nay vào khoảng 10% dân
số, tức 17 triệu người; tầm quan trọng của họ về kinh tế còn rơi xuống thấp
hơn nhiều so với tầm quan trọng về số lượng. Anđơrêiep, bí thư ban chấp
hành trung ương tuyên bố tháng tư 1936 “Trọng lượng sản xuất xã hội chủ
nghĩa trong nước chúng ta năm 1936, phải là 98,5% để cho khu vực phi xã
hội chủ nghĩa phải chỉ còn chừng 1,5%, một tỷ số vô nghĩa…”.Những con
số lạc quan ấy thoạt nhìn có vẻ chứng minh thắng lợi “hoàn toàn và không
thay đổi được” của chủ nghĩa xã hội. Nhưng không may cho những kẻ nấp
sau những con số số học mà không thấy thực tế xã hội.
Ngay những con số ấy cũng có phần khuếch đại. Chỉ cần vạch ra
rằng sở hữu của các nông trường viên cũng được gồm trong “khu vực xã
hội chủ nghĩa”. Tuy nhiên cái mấu chốt của vấn đề không ở chỗ đó. Tính
ưu việt không chối cãi được về mặt thống kê của các hình thái kinh tế Nhà
nước và tập thể, cho dù rất quan trọng đối với tương lai, không gạt bỏ được
một vấn đề khác không kém phần nghiêm chỉnh: vấn đề sức mạnh của các
khuynh hướng tư sản ngay trong lòng “khu vực xã hội chủ nghĩa” và không
chỉ trong nông nghiệp mà cả trong công nghiệp. Sự cải tiến mức sống đạt
được trong nước gây ra một sự gia tăng nhu cầu, nhưng không đủ để thỏa
mãn những nhu cầu đó. Tính năng động của sự phát triển kinh tế cũng khêu
gợi một sự thức tỉnh nào đó những ham muốn tiểu tư sản, và không chỉ
trong đám nông dân và những đại diện của lao động “trí óc”, mà cả trong
đám công nhân được ưu đãi. Sự so sánh tương phản giản đơn giữa những
người nông dân cá thể với nông trường tập thể, và những người thợ thủ
công với công nghiệp nhà nước, chưa cho ta một ý niệm nào về sức mạnh
bùng nổ của những ham muốn đang thâm nhập vào tất cả nền kinh tế trong
nước, và nói một cách vắn tắt, đang biểu thị bằng khuynh hướng mọi người
và mỗi người làm việc cho xã hội càng ít càng hay và lấy của xã hội càng
nhiều càng tốt.
Cách giải quyết các vấn đề tiêu dùng và ganh đua trong cuộc sống
đòi hỏi nghị lực và sự khéo léo ít ra cũng ngang tầm việc xây dựng chủ
nghĩa xã hội theo nghĩa đen của nó; đó là một phần nguyên nhân năng suất