lao động xã hội còn thấp. Trong khi Nhà nước không ngừng chống lại tác
động phân tử của những lực ly tâm thì chính các giới lãnh đạo lại là nơi
chính của sự tích lũy tư nhân hợp pháp và bất hợp pháp. Che giấu bởi
những tiêu chuẩn pháp lý mới, các khuynh hướng tiểu tư sản không dễ
dàng để cho thống kê nắm bắt được. Nhưng tầng lớp quan liêu “xã hội chủ
nghĩa”, cái cục mâu thuẫn thêm vào (contradictio in adjecto) chướng ách
ấy, cái u xã hội quái đản cứ lớn mãi lên và đến lượt nó trở thành nguyên
nhân những cơn sốt ác liệt của xã hội, chiếm giữ vị trí ưu tiên rõ ràng trong
đời sống kinh tế.
Hiến pháp mới, như chúng ta sẽ thấy, được xây dựng hoàn toàn trên
sự đồng nhất của tầng lớp quan liêu với Nhà nước – cũng như Nhà nước
với dân sự - nói: “Sở hữu Nhà nước, nói cách khác, của toàn dân….”. Một
lối ngụy biện cơ bản của học thuyết chính thống. Những người macxít kể từ
Mác, không chối cãi, khi nói về Nhà nước lao động, đã dùng những từ sở
hữu “nhà nước”, “quốc gia” hoặc “xã hội chủ nghĩa” như đồng nghĩa. Trên
bực thang dài lịch sử, cách nói như thế không có gì bất lợi. Nhưng nó trở
thành nguồn gốc của những sai lầm thô thiển và lừa bịp khi đặt vào trường
hợp những giai đoạn đầu, chưa vững chắc, của sự tiến hóa một xã hội mới,
còn bị cô lập và lạc hậu về mặt kinh tế đối với các nước tư bản.
Sở hữu của tư nhân muốn trở thành của xã hội tất yếu phải qua việc
nhà nước hóa. Cũng như con sâu muốn trở thành con bướm phải qua thời
kỳ là nhộng. Nhưng nhộng không phải là bướm. Hàng tỉ con nhộng chết đi
trước khi trở thành bướm. Sở hữu nhà nước chỉ trở thành của “toàn dân”
trong chừng mực xóa bỏ hết những đặc quyền và cấp bậc xã hội, và nhờ đó,
Nhà nước mất lý do tồn tại. Nói cách khác: sở hữu nhà nước dần dần trở
thành xã hội chủ nghĩa khi nó thôi không còn là sở hữu nhà nước nữa.
Nhưng trái lại, Nhà nước xô-viết càng vượt lên cao khỏi quần chúng bao
nhiêu, càng đối lập mạnh bấy nhiêu với quần chúng trong tư cách là người
bảo vệ tài sản không để cho phân tán, và càng rõ hơn, nó chống lại tính
cách xã hội chủ nghĩa của sở hữu nhà nước.
Báo chí của chính quyền thừa nhận “chúng ta còn xa mới xóa bỏ
được giai cấp” và viện dẫn những sự khác nhau còn tồn tại giữa thành thị