CUỘC CÁCH MẠNG BỊ PHẢN BỘI - Trang 208

họ không đánh xi đôi giày là bởi vì họ đi chân đất. Các nhà chức sắc cho sự
khác nhau đó là không đáng kể. Anh thợ không nghề lại thấy rất nghiêm
trọng và không phải là không có lý.
Các “lý thuyết gia” nông cạn có thể tự an ủi rằng sự phân phối của
cải là một nhân tố thứ yếu so với việc sản suất. Nhưng phép biện chứng của
những ảnh hưởng qua lại vẫn giữ nguyên sức mạnh của nó. Số phận của
các phương tiện sản xuất được quốc hữu hóa cuối cùng được quyết định do
sự tiến hóa của các điều kiện khác nhau của con người
. Nếu một con tầu
viễn dương được tuyên bố sở hữu tập thể, khách đi tầu vẫn chia ra hạng
nhất, hạng nhì, hạng ba; rất dễ hiểu đối với khách hạng ba, sự khác nhau về
các điều kiện thực tế có tầm quan trọng lớn hơn rất nhiều so với sự thay đổi
pháp lý về sở hữu... Khách hạng nhất trái lại, ngồi trước ly cà phê và xì gà,
sẵn sàng thuyết minh quyền sở hữu tập thể là chính, tiện nghi của các
phòng trong tầu không cần phải so sánh. Và mâu thuẫn bắt nguồn từ những
tình huống như vậy sẽ lay động mạnh mẽ cả một tập thể không ổn định.
Báo chí Liên xô kể lại một cách thích thú câu chuyện một chú bé đi
thăm vườn thú Mátxcơva hỏi con voi là của ai và được nghe trả lời: “Của
Nhà nước”, chú bé kết luận ngay: “Vậy thì cũng có một tí chút của cháu
chứ”. Nếu đem con voi ra chia thật sự, những miếng ngon chạy về các ông
đặc quyền, vài anh tốt số được nếm vị giăm bông của con thú da dày, còn
số đông chỉ biết có lòng và ruột. Nhưng các em bé thiệt thòi có lẽ ít lẫn lộn
quyền sở hữu của mình với quyền sở hữu của Nhà nước. Những thanh niên
vô gia cư trái lại coi những cái ăn cắp được của Nhà nước là cái của mình.
Chú bé vườn thú chắc là con của một ông tai to mặt lớn quen với lối suy
nghĩ “Nhà nước là ta”.
Nếu muốn diễn đạt rõ ràng hơn về các quan hệ xã hội chủ nghĩa,
chúng ta có thể phát biểu bằng từ ngữ của Sở giao dịch thị giá chứng
khoán, ví công dân như người đóng các cổ phần cho một cơ sở nắm trong
tay những của cải trong nước. Tính chất tập thể sở hữu đòi hỏi một sự phân
chia “bình đẳng” các cổ phần và từ đó, quyền có những lợi tức cổ phần
bằng nhau cho tất cả “hội viên có cổ phần”. Tuy nhiên các công dân tham
gia vào công cuộc quốc gia này vừa là người đóng cổ phần, vừa là người

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.