phải dựa vào một lớp quí tộc mới.
“Trong nước chúng ta, công nhân không phải là người nô lệ ăn
lương, một người bán sức lao động hàng hóa. Đó là một người lao động tự
do”. (Sự Thật). Giờ này, cái công thức hùng hồn ấy chỉ là sự huênh hoang
không thể chấp nhận. Việc chuyển các nhà máy sang tay Nhà nước chỉ mới
thay đổi vị trí pháp lý của người công nhân mà thôi; thực tế, anh ta sống
thiếu thốn trong khi làm việc một số giờ cho một đồng lương nhất định.
Những hy vọng xưa kia anh đặt vào đảng và công đoàn, anh ta giao phó
cho Nhà nước mà anh tạo ra từ ngày cách mạng thành công. Nhưng công
việc hữu ích của Nhà nước đó bị hạn chế vì sự thiếu kỹ thuật và văn hóa.
Muốn cải tiến cả hai mặt, Nhà nước mới này đã viện đến những phương
pháp cũ: làm hao mòn bắp thịt và bộ giây thần kinh của những người lao
động. Cả một đội đốc công đã được hình thành. Sự quản lý công nghiệp trở
thành cực kỳ quan liêu. Các công nhân mất hết tác động đối với lãnh đạo
nhà máy. Làm việc khoán sản phẩm, sống trong cảnh hết sức khốn khó, mất
tự do di chuyển, chịu đựng một chế độ cảnh sát kinh khủng ngay trong nhà
máy, người công nhân khó lòng tự cảm thấy là người “lao động tự do”.
Viên chức đối với anh là ông xếp (thủ trưởng), Nhà nước là ông chủ. Lao
động tự do không thể đi đôi với sự tồn tại của Nhà nước quan liêu.
Tất cả những điều chúng tôi vừa nói có thể áp dụng vào trường hợp
nông thôn với một vài sửa đổi cần thiết. Lý thuyết chính thống nâng sở hữu
các nông trường thành sở hữu xã hội chủ nghĩa. Tờ Sự Thật viết rằng thực
tế các nông trường tập thể đã có thể đem so được với các xí nghiệp Nhà
nước kiểu xã hội chủ nghĩa. Báo ấy liền viết thêm rằng “Sự bảo đảm cho
nông nghiệp phát triển thành xã hội chủ nghĩa là nhờ có sự lãnh đạo của
đảng bônsêvích” trong các nông trường tập thể; thế là đẩy chúng ta từ kinh
tế sang chính trị. Là nói rằng các tương quan xã hội chủ nghĩa hiện tại được
thiết lập không phải trong những quan hệ thật sự giữa người với người mà
trong tấm lòng bảo trợ của cấp trên. Tốt nhất là người lao động chớ có tin
vào tấm lòng ấy. Sự thật là kinh tế của các nông trường tập thể còn nằm ở
giữa chừng giữa nông nghiệp cá thể manh mún và kinh tế Nhà nước; và các
khuynh hướng tiểu tư sản trong lòng các nông trường tập thể được củng cố