Stalin đã để lộ ra lý do của cuộc cải tổ ấy. Ông ta nói với ông Hauơc: “Khá
nhiều thể chế của chúng tôi còn kém…Bỏ phiếu kín sẽ giúp nhân dân làm
ngọn roi thôi thúc các cơ quan của chính quyền đang làm việc không tốt”.
Một lời thú nhận đáng ghi chú: sau khi tầng lớp quan liêu đã tự tay tạo ra
xã hội xã hội chủ nghĩa, họ lại nhận thấy cần phải có một ngọn roi để thôi
thúc nó? Và đó là động cơ của việc cải tổ hiến pháp! Còn một động cơ nữa
không kém phần quan trọng.
Xóa bỏ xô-viết, hiến pháp mới hòa giai cấp công nhân vào trong
quần chúng nhân dân. Đúng là các xô-viết đã từ lâu mất mọi vai trò chính
trị. Nhưng sự gia tăng các mâu thuẫn xã hội và sự thức tỉnh của thế hệ mới
có thể làm chúng sống lại. Nhất là người ta phải dè chừng xô-viết thành thị
có sự tham gia hoạt động của thanh niên, đặc biệt là những thanh niên cộng
sản có đòi hỏi cao.
Sự tương phản giữa đói nghèo và xa xỉ đã quá lộ liễu ở các trung
tâm. Điều lo lắng đầu tiên của các quí tộc xô-viết là đẩy ra khỏi xô-viết
những công nhân và quân đội hồng quân. Người ta đối phó dễ hơn với sự
bất mãn của nông thôn phân tán. Người ta còn có thể, với ít nhiều thành
công, dùng nông dân các nông trường tập thể chống lại lao động thành phố.
Không phải là lần đầu tiên bọn quan liêu phản động dựa vào nông thôn
chống thành thị.
Trong hiến pháp mới, cái có tầm quan trọng về mặt nguyên lý, cái
thật sự đặt nó lên cao hơn hiến pháp dân chủ nhất của các nước tư bản là sự
ghi chép lại các văn kiện chủ yếu của cách mạng Tháng mười. Ở đây khi
đánh giá các thắng lợi kinh tế, người ta bóp méo sự thật qua lăng kính của
sự dối trá và khoác lác. Còn tất cả những gì nói về tự do và dân chủ chỉ là
một trò tiếm đoạt và vô sỉ.
Lùi một bước dài, chuyển những nguyên lý xã hội chủ nghĩa sang các
nguyên lý tư sản, hiến pháp mới, may cắt theo thân hình của đẳng cấp lãnh
đạo, theo chiều hướng lịch sử của sự từ bỏ cách mạng thế giới thay bằng
hội Quốc liên, phục hồi gia đình tiểu tư sản, thay thế dân quân bằng quân
đội thường trực, phục hồi phẩm hàm vả huân chương, gia tăng các sự bất