Leon Trotsky
Cuộc Cách Mạng Bị Phản Bội
Dịch giả: Hoàng Khoa Khôi
- 11 -
LIÊN XÔ ĐI VỀ ĐÂU?
Chủ Nghĩa Bônapác, Khủng Hoảng Chế Độ
Câu hỏi chúng tôi đặt ra trên kia cho độc giả: Làm sao nhóm lãnh đạo lại có
thể, mặc dù lỗi lầm chồng chất, thâu tóm được một quyền lực không có giới
hạn như thế? Hoặc nói cách khác: giải thích thế nào sự tương phản giữa
trình độ kém cỏi về lý luận của bọn técmiđo và thế lực vật chất to lớn của
họ? Câu hỏi ấy bây giờ đã có một câu trả lời cụ thể hơn và chặt chẽ hơn. Xã
hội xô-viết không hài hòa. Cái là thói xấu của một giai cấp hoặc tầng lớp xã
hội lại là đạo đức đối với một giai cấp, một tầng lớp khác. Nếu về phương
diện các hình thái xã hội chủ nghĩa của xã hội, đường lối của bọn quan liêu
làm ta ngạc nhiên với những mâu thuẫn và những cái không hài hòa của nó,
nó lại tỏ ra rất nhất quán về mặt củng cố địa vị của nhóm người lãnh đạo
mới.
Việc Nhà nước dựa vào anh nông dân giàu (1923 – 1928) là một
nguy cơ cho tương lai của chủ nghĩa xã hội. Nhưng tầng lớp quan liêu, với
sự tán trợ của giai cấp tiểu tư sản, đã trói buộc được bộ phận tiền phong của
vô sản và đè nát được phái bônsêvích đối lập. Cái là “sai lầm” theo quan
điểm xã hội chủ nghĩa lại là cái lợi ích của lớp quan liêu. Tuy nhiên khi anh
kulak bắt đầu đe dọa chống lại lớp quan liêu, lớp người này quay lại chống
anh ta. Sự tiêu diệt điên cuồng các nông dân khá giả, lan sang các trung
nông, gây tổn thất cho đất nước không kém tai họa một cuộc ngoại xâm.
Lớp quan liêu kiên trì củng cố vị trí của họ. Bạn đồng minh hôm qua đã bị
đánh bại, họ đem hết sức lực xây dựng một tầng lớp quí tộc mới. Phá hoại
chủ nghĩa xã hội chăng? Cố nhiên, nhưng đồng thời là sự củng cố tầng lớp